Chức năng Booster được giới thiệu như một tính năng cao cấp của bếp từ, đặc biệt là các loại bếp từ nhập khẩu. Vậy, chính xác Booster là gì? Có nên sử dụng chức năng Booster của bếp từ thường xuyên hay không? Tham khảo bài viết dưới đây để tìm câu trả lời cho những câu hỏi này.
Booster là gì?
|
Booster dịch ra tiếng Việt có nghĩa là Tăng cường. Dù được sử dụng cho lĩnh vực nào, từ bếp từ cho đến mỹ phẩm, động cơ... thì Booster cũng mang ý nghĩa là tăng cường, mang đến hiệu quả nhanh chóng.
Chức năng Booster của bếp từ
Ngày nay, một số bếp từ cao cấp được trang bị chức năng Booster (có một số bếp là Boost), được coi là có nhiều lợi ích khi sử dụng. Tuy nhiên, chức năng này là gì và nó có mặt trái hay không? Cùng tìm hiểu cùng bếp từ Kocher các bạn nhé!
Chức năng Booster của bếp từ là gì?
Bạn đã biết bếp từ loại nào tốt được tích hợp tính năng booster này chưa? Thông thường, các bếp từ có công suất định mức của vùng nấu là từ 1.000W đến 2.000W. Một số bếp cao cấp hơn có thể có công suất định mức cao hơn. Công suất càng cao, nhiệt càng nhanh và do đó, thời gian nấu càng ngắn.
Tuy nhiên, nhiều người bận rộn cố gắng nhanh chóng làm một vài món ăn để có thể tiếp tục công việc của họ. Do đó, họ muốn bếp đang sử dụng có công suất hơn. Vì vậy, với một số bếp từ thông thường, điều này là không thể. Nhưng với các loại bếp từ nhập khẩu cao cấp được trang bị chức năng Booster, điều này hoàn toàn có thể.
Chức năng Booster của bếp từ có thể hiểu đơn giản là chức năng giúp đẩy công suất của bếp lên nhanh chóng, vượt quá công suất định mức. Ví dụ, khi tăng từ công suất 200W lên 2000W, phải trải qua các mức công suất 400W, 800W, 1600W sau đó đạt 2000W. Nhưng khi sử dụng Booster, công suất có thể đạt tới 3000W với thời gian giảm xuống 50%. Do đó, chức năng Booster còn được gọi là chức năng nấu siêu tốc hoặc nấu quá nhiệt.
Lợi ích của Booster
Chức năng Booster giúp rút ngắn thời gian nấu. Điều này thực sự hữu ích khi bạn cần đun sôi nước hay nấu nhanh chóng.
Giảm thời gian nấu đồng nghĩa với việc vitamin và chất dinh dưỡng trong thực phẩm được giữ lại nhiều hơn. Do đó, với những món ăn cần sử dụng nhiệt độ cao với thời gian nấu nhanh như món hấp, xào, chức năng Booster không chỉ giúp bạn nấu ăn ngon hơn mà còn duy trì giá trị dinh dưỡng.
Hạn chế
Trên thực tế, chế độ Booster chỉ tồn tải trong 5 đến 10 phút tùy thuộc vào bếp từ. Sau đó, tự động giảm công suất. Vì khi tăng tốc độ tối đa, nhiệt độ cao nhất sẽ kích hoạt chức năng tự động dừng khi quá nóng của bếp.
Đồng thời, khi chế độ nấu Booster được bật trong khu vực nấu này, vùng nấu khác không được sử dụng hoặc chỉ sử dụng năng lượng thấp (đây là tính năng tự cân bằng để đảm bảo an toàn).
Nói chung, các bếp từ này đi kèm với công nghệ Inverter - công nghệ cảm biến tần số giúp tối đa hóa và kiểm soát sức mạnh của thiết bị để tránh lãng phí năng lượng. Kết hợp tính năng Inverter và Booster giúp cho bếp từ không chỉ kiểm soát tốt công suất lớn mà còn duy trì công suất nhỏ ổn định khi nấu những món hầm, kho hay hâm nóng đồ ăn.
>>> Đọc thêm: Inverter là gì? Công nghệ Inverter và Ứng dụng của nó
Có nên sử dụng chức năng Booster thường xuyên không?
Chúng ta không thể phủ nhận lợi ích của việc sử dụng chức năng Booster, tuy nhiên, thực tế là việc lạm dụng chức năng này sẽ làm giảm tuổi thọ của bếp bằng cách khiến bếp bị sốc nhiệt, chập điện do tăng điện áp đột ngột và gây ra sự cố khác linh kiện bị trục trặc.
Do đó, bạn cần lưu ý:
-
Tránh sử dụng chức năng Booster quá lâu
-
Tránh sử dụng chức năng Booster quá nhiều lần (chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết)
-
Khi bật chế độ booster trong vùng nấu này, vùng nấu khác, nếu được sử dụng , phải nằm trong mức cho phép, tức là tổng công suất của hai vùng nấu không được vượt quá tổng công suất định mức của bếp cảm ứng.
Trên đây là một số thông tin về chức năng Booster của bếp từ. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về chức năng này cũng như trả lời được những câu hỏi về Booster.