Cách bảo quản cua biển trong tủ lạnh tươi ngon nguyên chất
Bạn đã biết cách bảo quản cua biển trong tủ lạnh như thế nào để đảm bảo cua vẫn tươi ngon, không bị gầy, hoặc thịt cua không bị xơ, mất chất chưa? Cách bảo quản cua trong tủ lạnh mà chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn dữ trữ được các loại cua tươi ngon, nguyên vẹn chất lượng với cách thực hiện cực đơn giản.
Tìm hiểu thêm các chủ đề liên quan:
Tìm hiểu thêm các chủ đề liên quan:
- Bếp từ nhập khẩu loại nào tốt nhất hiện nay?
- Kinh nghiệm chọn mua bếp từ Đức nhập khẩu.
- Bếp từ Tây Ban Nha có tốt không?
- Cách khử mùi tủ lạnh lâu ngày không dùng
Cách bảo quản cua biển trong tủ lạnh khi cua còn sống
Sau khi bạn mua cua biển về nhà nhưng chưa kịp nấu ăn hoặc mua nhiều nên muốn bảo quản để ăn sau nhưng không biết cách bảo quản cua biển trong tủ lạnh khi cua còn sống thế nào để đảm bảo cua còn tươi ngon, chắc thịt?
Cách bảo quản cua biển trong tủ lạnh
Cách bảo quản cua trong tủ lạnh không giống như việc bảo quản thịt trong tủ lạnh, các loại rau thịt thì chỉ cần bạn rửa sạch, bọc kín nilong, hút chân không hoặc đóng hộp bỏ vào tủ lạnh là xong. Nhưng các loại hải sản, đặc biệt là cua biển còn sống thì không đơn giản như vậy. Bởi cua biển khá hung dữ, bạn không thể cứ để cả những dây buộc cua để cả vào tủ lạnh mà cần thực hiện các bước sau đây trước khi bảo quản cua trong tủ lạnh.
Bước 1: Sau khi mang cua biển về nhà. Bạn tuyệt đối không nên thả cua vào nước vì cua rất dễ bị "sốc nhiệt" mà chết và đương nhiên cua chết mà chưa nấu ăn ngay sẽ hao thịt và không ngọt thịt nữa. Vì thế, để cua sống tươi lâu hơn, bạn nên để chúng ở chỗ mát, có thể vẩy nước lên trên. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể dải cua trên bề mặt đá lạnh để cua tươi, cứng hơn, dễ dàng cho việc xử lý cua ở bước tiếp theo.
Bước 2: Vì cua biển rất hung dữ và càng to của nó có thể kẹp tay bạn đến chảy máu nên tuyệt đối không tháo dây trên mình cua khi nó chưa chết. Hãy để nguyên dây rồi lật yếm dưới bụng cua, dùng vật nhọn chọc thẳng vào chỗ hõm dưới bụng, đến khi chân và càng duỗi thẳng để đảm bảo cua không gây nguy hiểm đến bạn nữa.
Lật yếm dưới bụng cua
Dùng vật nhọn chọc thẳng vào hõm dưới bụng đến khi càng cua duỗi thẳng
Bước 3: Bóc bỏ yếm cua, trứng xốp bên ngoài yếm. Bỏ bộ phận mang cua chỉ lấy phần chứa thịt cua.
Bước 4: Tháo dây trên mình cua để rửa sạch mọi ngóc ngách của cua biển bằng bàn chải nhỏ có đầu chải mềm. Bạn cần chải sạch và rửa với nước để đảm bảo cua sạch sẽ.
Như vậy là bạn vừa sơ chế sạch sẽ xong cua biển để chuẩn bị đưa vào tủ lạnh để bảo quản. Có 2 cách bảo quản cua trong tủ lạnh. Bạn có thể thực hiện như sau:
Cách 1: Dùng hộp nhựa, hoặc khay chứa đá xếp cua ngay ngắn trong hộp rồi để ở ngăn mát của tủ lạnh. Cách này phù hợp với việc chế biến trong ngày. Không nên để quá lâu khiến cua bị mất nước, thịt cua sẽ bớt ngọt và bị xơ xác. Bạn nên điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh từ 0 - 4 độ C.
Cách 2. Sử dụng túi nilong hoặc túi hút chân không để bọc cua lại. Cách bảo quản cua biển trong tủ lạnh này có ưu điểm hơn cách 1 vì nó giúp hạn chế tối đa việc cua mất nước khi để ở ngăn đá tủ lạnh. Tuy nhiên, cách bảo quản này chỉ phù hợp với các loại cua mua về đã không còn sống, cua lột. Cách này giúp bạn giữ cua được 2 -3 hôm. Lưu ý, khi lấy cua, ghẹ từ tủ đông, ngăn đá ra để nấu ăn. Bạn nên rã đông trước ở ngăn mát, điều này giúp cua, ghẹ sẽ tươi và ngon hơn. (Xem thêm: Bảo quản thức ăn đã nấu chín trong tủ lạnh bao lâu an toàn cho sức khỏe)
Nếu bạn không có tủ lạnh, bạn vẫn có thể sơ chế cua như 4 bước ở trên và bảo quản bằng cách xếp cua vào thùng xốp, thùng nhựa. Pha nước muối loãng rồi cho cua vào. Đặt thùng chứa cua ở nơi thoáng mát. Cách bảo quản cua biển sống lâu hiệu quả khi đặt chúng ở nơi có nhiệt độ khoảng từ 10 đến 15 độ C.
Tuy nhiên, nếu muốn cua tươi ngon dù bạn có chọn cách bảo quản cua biển trong tủ lạnh hay để chúng ở thùng nước muối pha loãng thì chúng tôi khuyên bạn chỉ nên để cua sống khoảng 3 ngày thôi nhé. Nếu quá 3 ngày, thịt cua sẽ không còn giữ đúng hương vị, chất lượng nữa.
Cách 2. Sử dụng túi nilong hoặc túi hút chân không để bọc cua lại. Cách bảo quản cua biển trong tủ lạnh này có ưu điểm hơn cách 1 vì nó giúp hạn chế tối đa việc cua mất nước khi để ở ngăn đá tủ lạnh. Tuy nhiên, cách bảo quản này chỉ phù hợp với các loại cua mua về đã không còn sống, cua lột. Cách này giúp bạn giữ cua được 2 -3 hôm. Lưu ý, khi lấy cua, ghẹ từ tủ đông, ngăn đá ra để nấu ăn. Bạn nên rã đông trước ở ngăn mát, điều này giúp cua, ghẹ sẽ tươi và ngon hơn. (Xem thêm: Bảo quản thức ăn đã nấu chín trong tủ lạnh bao lâu an toàn cho sức khỏe)
Nếu bạn không có tủ lạnh, bạn vẫn có thể sơ chế cua như 4 bước ở trên và bảo quản bằng cách xếp cua vào thùng xốp, thùng nhựa. Pha nước muối loãng rồi cho cua vào. Đặt thùng chứa cua ở nơi thoáng mát. Cách bảo quản cua biển sống lâu hiệu quả khi đặt chúng ở nơi có nhiệt độ khoảng từ 10 đến 15 độ C.
Tuy nhiên, nếu muốn cua tươi ngon dù bạn có chọn cách bảo quản cua biển trong tủ lạnh hay để chúng ở thùng nước muối pha loãng thì chúng tôi khuyên bạn chỉ nên để cua sống khoảng 3 ngày thôi nhé. Nếu quá 3 ngày, thịt cua sẽ không còn giữ đúng hương vị, chất lượng nữa.
Cách bảo quản cua biển chín trong tủ lạnh
Nếu cua biển đã nấu chín, không ăn hết hoặc để phần đến bữa sau. Cách bảo quản cua biển chín nào hiệu quả nhất là gì?
Cách bảo quản cua biển chín
Cua biển chín dễ dàng bảo quản hơn cua biển sống rất nhiều. Nhưng lời khuyên dành cho bạn là nên để cua còn nguyên vẹn cả con, không nên bóc tách thịt khỏi lớp vỏ giáp xác để tránh thịt cua bị khô khi để trong tủ lạnh. Hãy áp dụng cách bảo quản cua biển chín như sau:
- Bọc kín cua bằng nilong, túi đựng thực phẩm hoặc túi hút chân không và để lên ngăn đá tủ lạnh. Thời gian bảo quản an toàn từ 2 -5 ngày. Tuy nhiên, chất lượng và hương vị cua sẽ không được ngon như ban đầu bởi thịt cua dễ bị biến đổi chất, mất đi protein, không tốt cho sức khỏe. Bạn nên sử dụng cua cho các bữa ăn sau như bữa trưa đến bữa tối. Không nên để qua đêm.
Sau khi bỏ cua biển chín được bảo quản trong tủ lạnh ra ngoài, bạn cần phải hấp hoặc làm nóng cua lên để ăn. Vì các loại vi khuẩn trong tủ lạnh có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình bạn nếu bạn cứ thế lấy từ tủ lạnh ra để ăn.
Cách bảo quản cua đồng trong tủ lạnh
Nếu bạn cùng những người thân thích ăn cua và thường mua nhiều để "làm một thể" và muốn bảo quản ăn dần nhưng chưa biết cách bảo quản cua đồng trong tủ lạnh như thế nào. Dưới đây là những gợi ý tốt nhất để bạn bảo quản cua trong tủ lạnh tươi ngon nguyên chất.
Cách bảo quản cua đồng trong tủ lạnh
Với cua đồng còn sống. Cách bảo quản được lâu và tươi ngon nhất chính là việc sơ chế cua, lọc bỏ mai, tách gạch cua và thịt cua riêng. Phần thịt cua cần phải được rửa sạch. Bạn có thể trữ phần thị cua vào túi nilong, hộp kín để ngăn đá tủ lạnh. Hoặc xay nhỏ thịt cua và cất trên ngăn đá tủ lạnh.
Cách bảo quản cua đồng trong tủ lạnh này có thể giúp bạn để cua được cả tuần mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng của cua. Khi cần nấu ăn, bạn chỉ cần rã đông là có thể sử dụng.
Với các loại cua được chế biến, nấu chín thì có bảo quản được lâu hay không còn tùy thuộc vào cách mà bạn chế biến cua. Nếu là các món cua rang, chiên giòn,... bạn có thể để được 1 - 2 ngày trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu nấu canh, canh cua chỉ nên ăn ở bữa tiếp theo như sáng đến trưa, trưa đến tối.
Canh cua để qua đêm dễ hỏng hoặc nếu có ăn được cũng không tốt cho sức khỏe. Dễ bị biến chất, ngộ độc, đau bụng hoặc các bệnh về đường ruột.
================
Cách bảo quản cua đồng trong tủ lạnh này có thể giúp bạn để cua được cả tuần mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng của cua. Khi cần nấu ăn, bạn chỉ cần rã đông là có thể sử dụng.
Với các loại cua được chế biến, nấu chín thì có bảo quản được lâu hay không còn tùy thuộc vào cách mà bạn chế biến cua. Nếu là các món cua rang, chiên giòn,... bạn có thể để được 1 - 2 ngày trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu nấu canh, canh cua chỉ nên ăn ở bữa tiếp theo như sáng đến trưa, trưa đến tối.
Canh cua để qua đêm dễ hỏng hoặc nếu có ăn được cũng không tốt cho sức khỏe. Dễ bị biến chất, ngộ độc, đau bụng hoặc các bệnh về đường ruột.
================
Mong rằng cách bảo quản cua biển trong tủ lạnh hoặc bảo quản cua đồng trên đây mà Kocher chia sẻ sẽ giúp bạn biết cách bảo quản thực phẩm từ cua, ghẹ tươi ngon nhất.
Bếp từ nhập khẩu ngày càng được yêu thích và sử dụng phổ biến ở Việt Nam bởi thiết kế đẹp mắt, nhiều tính năng thông minh, độ bền cao, nấu ăn an toàn tuyệt đối, tiết kiệm điện tốt, tăng nét đẹp thẩm mỹ đơn thuần cho không gian bếp. Không những thế, bếp từ nhập khẩu còn phần nào thể hiện được tính sang trọng, đẳng cấp và là cơ sở để quan khách, bạn bè đánh giá được vị trí kinh tế của gia chủ khi tham quan căn bếp. Hãy tìm hiểu để xem bếp từ nhập khẩu loại nào tốt, các tính năng, đặc điểm, thiết kế, giá cả trước khi mua nhé! Xem thông tin chi tiết về Bếp từ nhập khẩu.
Các bài viết khác
Bếp Từ Nhập Khẩu Chính Hãng - Giá Tốt Nhất 2023!(23.892 Lượt xem)
CẢNH BÁO LỪA ĐẢO: DANH SÁCH CÁC ĐẠI LÝ KHÔNG CHÍNH HÃNG KOCHER(11.705 Lượt xem)
Kinh nghiệm mua bếp từ Đức nhập khẩu(34.191 Lượt xem)
Bếp từ Tây Ban Nha có tốt không? Có các hãng nào?(17.146 Lượt xem)
Top 5 bếp điện từ giá rẻ cho sinh viên dưới 500k(8.820 Lượt xem)
Ưu và nhược điểm của bếp từ âm(5.165 Lượt xem)
TIN TỨC NỔI BẬT
BÁO CHÍ NÓI VỀ KOCHER
News.zing.vn - Lãnh đạo Schott AG: “Chúng tôi sẽ tăng cường bảo vệ người tiêu dùng”
Afamily.vn - Chiếc bếp từ tích hợp tính năng rã đông và ủ ấm - trợ thủ giúp bà nội trợ Việt bớt đi sự mệt nhọc
Cafef.vn - Kocher “bắt tay” với các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới sản xuất mẫu bếp từ mới
Vietnamnet.vn - Bếp từ thông minh được mong đợi nhất đã có bán ở Việt Nam