Thủ tục nhập khẩu bếp từ mới nhất
Ngày đăng: 04:56 22/11/2022
Lượt xem: 2.806
Cỡ chữ
Bếp từ nhập khẩu ngày càng được yêu thích và sử dụng phổ biến ở Việt Nam bởi thiết kế đẹp mắt, nhiều tính năng thông minh, độ bền cao, nấu ăn an toàn tuyệt đối, tiết kiệm điện tốt, tăng nét đẹp thẩm mỹ đơn thuần cho không gian bếp. Không những thế, bếp từ nhập khẩu còn phần nào thể hiện được tính sang trọng, đẳng cấp và là cơ sở để quan khách, bạn bè đánh giá được vị trí kinh tế của gia chủ khi tham quan căn bếp. Hãy tìm hiểu để xem bếp từ nhập khẩu loại nào tốt, các tính năng, đặc điểm, thiết kế, giá cả trước khi mua nhé! Xem thông tin chi tiết về Bếp từ nhập khẩu.
 

Thủ tục nhập khẩu bếp từ bao gồm những gì? Bạn có đang cần mua các sản phẩm bếp từ nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam nhưng chưa biết cần chuẩn bị những gì không?



Ở mỗi quốc gia đều có luật định và thủ tục nhập khẩu hàng hóa khác nhau, hầu hết đều do chính phủ kiểm soát.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu biết nhiều hơn về các thủ tục nhập khẩu bếp điện từ, bếp từ, bếp điện từ nước ngoài về Việt Nam để bạn chuẩn bị tốt nhất các loại giấy tờ cần thiết theo quy định của pháp luật. Cũng như các khoản thuế được quy định hiện hành.

Vậy, thủ tục nhập khẩu bếp từ gồm những gì?

1 - Chuẩn bị bộ chứng từ về nhập khẩu bếp từ

  • Chuẩn bị giấy phép nhập khẩu: Bếp từ, bếp điện từ, bếp điện là một trong những mặt hàng KHÔNG nằm trong danh sách hàng hóa cầm nhập khẩu nên việc thực hiện các thủ tục nhập khẩu bếp từ đơn giản hơn rất nhiều. Đặc biệt là thủ tục nhập khẩu bếp điện từ mới 100%. Bạn cũng cần xem xét sản phẩm có thuộc quốc gia được phép nhập khẩu hàng hóa hay không.
  • Thủ tục nhập khẩu bếp điện từ về Việt nam yêu cầu phải phfu hợp với quy định tại QCVN4:2009.
  • Kiểm tra chất lượng (CO): Căn cứ vào quy định của pháp luật được ban hành trong quyết định 3482/QĐ-BKHCN công bố ngày 08/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công Nghệ thì việc nhập khẩu bếp từ từ nước ngoài về Việt Nam cần được kiểm tra về chất lượng của bếp.
  • Các giấy tờ chứng từ: Nhà nhập khẩu phải thanh toán bếp từ nhập khẩu, hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại, Chi tiết đóng gói, các chứng từ vận chuyển, vận đơn đường biển, chính sách bảo hiểm, chứng nhận xuất xứ, chứng nhận chất lượng…
Theo kinh nghiệm làm thủ tục nhập khẩu bếp từ của chúng tôi cho thấy, đây là bước quan trọng nhất "đầu xuôi - đuôi lọt". Cẩn trọng ở bước này sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức 

2 - Thủ tục hải quan khi nhập khẩu bếp điện từ

Bạn có 2 lựa chọn để làm thủ tục nhập khẩu bếp từ: thuê công ty dịch vụ hoặc tự làm các thủ tục hải quan nhập khẩu bếp điện từ.



Về cơ bản, dù bạn lựa chọn cách làm thủ tục nhập khẩu bếp từ nào vẫn cần đưa ra đầy đủ bộ chứng từ đã chuẩn bị trên đây bao gồm:
  • Hợp đồng mua bán hay còn gọi là hợp đồng ngoại thương (Sales contract)
  • Bộ vận tải đơn (Bill of Lading)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
  • Chi tiết bản kê khai đóng gói hàng hóa (Packing list)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ sản phẩm bếp từ (Co), chứng nhận chất lượng (CQ) (CO CQ là gì, cách kiểm tra COCQ đơn giản nhất)
Cùng một số giấy tờ khác khi làm  thủ tục nhập khẩu bếp điện từ như: Mã Hs code bếp điện từ, Catalogue mô tả hàng hóa, bảo hiểm hàng hóa,... 

Sau đó, bạn cần chuẩn bị chữ ký số, kê khai thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng theo danh mục kê khai hàng hóa nhập khẩu tương ứng đã được pháp luật Việt Nam ban hành. (Chi tiết quy định về kê khai thuế tại Thông tư số 83/2014/TT-BTC ban hành ngày 26/06/2014).

Nếu bạn tự đăng ký chữ ký số, bạn có thể xem thêm chi tiết cách đăng ký trên website của Tổng cục hải quan. Sau đó Cài đặt Phần mềm khai báo hải quan điện tử (VNACCS) để khai và truyền tờ khai hải quan.

(Truy cập: https://www.customs.gov.vn/ChuyenMuc/VNACCS_VCIS/Default.aspx)

Khi bạn đã điền đẩy đủ và đúng thông tin về các sản phẩm bếp từ nhập khẩu hợp lệ, hãy truyền tờ khai, nếu đúng tờ khai của bạn sẽ được cấp số. Ngược lại, nếu sai bạn sẽ phải hủy tờ khai chứ không được sửa lại các thông tin. Vì thế, trước khi truyền tờ khai, bạn nên xem xét cẩn thận tất cả các thông tin kê khai trước khi bấm truyền gửi. Mỗi thủ tục nhập khẩu bếp từ đều cần được kê khai rõ ràng, hợp lệ.

Sau khi tờ khai được truyền đi và cấp số, hệ thống sẽ tự động phân luồng tơ khai theo: Luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ. Tương ứng như sau:
  • Luồng Xanh: hệ thống đã thông quan, cần nộp thuế và đến hải quan giám sát làm nốt thủ tục là xong.
  • Luồng Vàng: hải quan sẽ kiểm tra bộ hồ sơ giấy
  • Luồng Đỏ: hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ giấy, sau đó kiểm tra thực tế hàng hóa
Người nhập khẩu cần in thành 2 bản, 1 bản người nhập khẩu giữ và 1 bản nộp cho hải quan khi thông quan lô hàng bếp từ tại chi cục hải quan (cảng hoặc sân bay).

Như vậy, về cơ bản bạn đã thực hiện đầy đủ các thủ tục nhập khẩu bếp từ chỉ chờ ngày giao hàng, nhận hàng. Đưa bếp từ về kho, lấy mẫu kiểm tra thử nghiệm và ra chứng nhận hợp quy. Nếu kết quả đạt chuẩn chất lượng nhập khẩu, nghĩa là bạn đã làm xong các thủ tục nhập khẩu bếp điện từ và kiểm tra chất lượng bếp cho doanh nghiệp của mình

Trên đây là các hướng dẫn làm thủ tục nhập khẩu bếp từ cơ bản và ngắn gọn nhất. Khi lần đầu thực hiện chắc chắn bạn sẽ gặp không ít các khó khăn nhưng chắc chắn sẽ đơn giản hơn cho những lần sau.

Để đơn giản hơn trong việc mua sắm, sử dụng bếp từ nhập khẩu tốt nhất mà không cần trải qua quá nhiều các bước làm thủ tục nhập khẩu bếp từ từ nước ngoài cùng với các khoản thuế, phí. Hãy tham khảo các sản phẩm bếp từ nhập khẩu mới nhất mà Kocher đang cung cấp để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí hơn mà vẫn được sử dụng bếp điện từ nhập khẩu tốt nhất.

Một chiếc bếp từ Đức nhập khẩu chất lượng cao sẽ giúp bạn nấu ăn ngon, an toàn và tiết kiệm năng lượng. Nhưng bạn đã biết bếp từ của Đức loại nào tốt, bếp mình mua có phải là bếp từ Đức nhập khẩu nguyên chiếc hay không chưa? Xem ngay kinh nghiệm mua bếp từ nhập khẩu từ CHLB Đức dưới đây để biết những mẹo và thông thái hơn trong việc chọn mua bếp điện từ Đức xịn nhé! Xem thông tin về Bếp từ Đức nhập khẩu.

0969.622.066