Bếp từ nhập khẩu ngày càng được yêu thích và sử dụng phổ biến ở Việt Nam bởi thiết kế đẹp mắt, nhiều tính năng thông minh, độ bền cao, nấu ăn an toàn tuyệt đối, tiết kiệm điện tốt, tăng nét đẹp thẩm mỹ đơn thuần cho không gian bếp. Không những thế, bếp từ nhập khẩu còn phần nào thể hiện được tính sang trọng, đẳng cấp và là cơ sở để quan khách, bạn bè đánh giá được vị trí kinh tế của gia chủ khi tham quan căn bếp. Hãy tìm hiểu để xem bếp từ nhập khẩu loại nào tốt, các tính năng, đặc điểm, thiết kế, giá cả trước khi mua nhé! Xem thông tin chi tiết về Bếp từ nhập khẩu.
Lắp đặt bếp từ không đúng cách sẽ gây nguy hiểm đến người dùng, không chỉ làm chập, cháy dây điện mà còn làm hỏng bếp. Nếu chưa biết cách lắp bếp từ đúng tiêu chuẩn như thế nào, dưới đây là các tiêu chuẩn lắp đặt bếp từ âm mà bạn cần nắm rõ:
Cách lắp đặt bếp từ đúng tiêu chuẩn
Cách lắp đặt bếp từ đúng tiêu chuẩn như thế nào là đúng cách?
Không giống với bếp từ dương hoặc bếp ga. Các sản phẩm bếp từ âm cần có cách lắp đặt riêng. Bởi việc lắp đặt bếp từ âm cần phải khoét đá, vá đá, đảm bảo nguồn dây điện ngầm, di dời hoặc xê dịch tủ bếp,... rất nhiều những phát sinh kéo theo khi lắp đặt bếp từ âm. Không những thế, việc lắp đặt bếp từ âm là cố định, không thể xê dịch khi đã lắp xong. Vì vậy, người dùng cần có kế hoạch và biết cách lắp đặt bếp từ âm chính xác.
Để việc lắp đặt bếp từ trở lên dễ dàng, đảm bảo thẩm mỹ vốn có của khu vực nấu, không phải vá đá, khoét đá hoặc di chuyển nguồn điện, tủ bếp. Bạn nên nắm chắc những tiêu chí sau đây.
1, Vị trí lắp đặt bếp từ
Vị trí đặt bếp từ tùy theo thói quan và không gian bếp
Trước tiên, người dùng cần quan sát vị trí muốn lắp đặt bếp từ trong căn bếp. Ở nước ngoài, đặc biệt là các nước châu Âu, họ thường lắp đặt bếp điện từ âm ở khu vực riêng do không gian bếp khá lớn.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, bếp từ thường được lắp đặt giáp bức tường nấu, gần chậu rửa bát, kệ, tủ bếp để tiện dụng và tiết kiệm không gian nhà bếp nhỏ nhắn của gia đình. Vì thế, tùy vào nhu cầu và thói quen sử dụng mà bạn nên chọn vị trí lắp đặt phù hợp.
Người dùng cũng nên đặt bếp từ ở những khu vực thông thoáng để phần đáy bếp và thân bếp được giải nhiệt tốt nhất khi bếp hoạt động ở nhiệt độ cao.
2, Kích thước bếp từ
Bạn không thể bỏ qua tiêu chí này nếu muốn lắp đặt bếp từ đúng cách. Bởi bếp từ âm có nhiều kích thước khác nhau. Bạn cần nắm rõ kích thước thân bếp, mặt kính và kích thước khoét đá của từng loại bếp đôi, bếp ba, bốn, năm vùng nấu.
Xác định được chính xác kích thước thân bếp, bề mặt kính sẽ giúp bạn khoét đá vừa đủ, không cần chỉnh sửa nhiều làm xấu đi thẩm mỹ vùng khoét đá hoặc ảnh hưởng đến hệ thống nguồn điện hay tủ bếp.
Xác định kích thước bếp từ
Nếu khu vực nấu đã từng khoét đá để lắp đặt bếp ga âm, bếp từ cũ thì bạn nên chọn một thiết bị bếp từ có kích thước tương tụ để không phải chỉnh sửa nhiều.
Các lưu ý khi chọn kích thước lắp đặt bếp từ:
-
Không khoét lỗ đặt bếp quá lớn (không quá 1cm ở mỗi cạnh bếp) sẽ làm mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến mặt kính bếp từ.
-
Không chọn vị trí đặt bếp từ sát với bồn rửa bát, vòi nước, đường ống nước, tủ lạnh, máy giặt,.. dễ làm rò rỉ nước, nhưng tụ nước, ấm thấp dẫn đến chập điện, han gỉ bếp.
-
Khoảng cách lý tưởng từ mặt bếp từ đến tủ bếp hoặc máy hút mùi là 65 cm.
-
Mép trong và mép ngoài mặt đá tới viền bếp là 15 cm
-
Khoảng cách hở giữa đáy bếp và vách ngăn bên dưới (khoảng trống) là 15 cm.
3, Hệ thống điện bếp từ
Kết nồi nguồn điện là tiêu chí vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn, khả năng vận hành bếp. Vì thế người dùng cần lưu ý:
-
Nguồn điện tiêu chuẩn bao gồm 3 dây: dây lửa, dây trung tính, dây tiếp đất
Nguồn điện bếp từ tiêu chuẩn phải bao gồm 3 dây lửa, trung tính và tiếp đất
-
Sử dụng riêng ổ cắm điện, không cắm chung máy giặt, tủ lạnh, nồi cơm điện, ấm siêu tốc,... với bếp từ. Đảm bảo hiệu suất nguồn điện phải cung cấp đủ từ 190-230V.
-
Nên đặt atomat riêng cho bếp từ. Aptomat loại 16A hoặc 32A là tốt nhất.
-
Chọn loại dây điện cao cấp để có thể tải được nguồn điện công suất lớn.
-
Với các sản phẩm bếp từ nhập khẩu hoặc Nhật, Thái Lan có hiệu suất nguồn điện thấp hơn bạn cần sử dụng sự hộ trợ của bộ chuyển điện áp từ 220V xuống bằng mức điện áp của bếp từ đó.
4, Các lưu ý sau khi lắp đặt xong
Sau khi lắp đặt bếp từ xong, cần xem các lưu ý nhỏ dưới đây:
-
Sau khi đặt bếp vào vị trí lỗ khoét xong, cần bắt đai giữ bếp với mặt bàn đá để bếp không bị xê dịch.
-
Dùng khăn ẩm thấm nước để lau bếp, xóa bỏ bụi
-
Kiểm tra, test thử bếp để xem khả năng vận hành của bếp sau khi lắp đặt
Để có cách lắp đặt bếp từ đúng tiêu chuẩn, người dùng nên thức hiện đầy đủ các tiêu chí trên đây để có thể lắp đặt bếp từ đúng cách, sử dụng an toàn và hiệu quả. Chúc bạn thực hiện thành công!
Một chiếc bếp từ Đức nhập khẩu chất lượng cao sẽ giúp bạn nấu ăn ngon, an toàn và tiết kiệm năng lượng. Nhưng bạn đã biết bếp từ của Đức loại nào tốt, bếp mình mua có phải là bếp từ Đức nhập khẩu nguyên chiếc hay không chưa? Xem ngay kinh nghiệm mua bếp từ nhập khẩu từ CHLB Đức dưới đây để biết những mẹo và thông thái hơn trong việc chọn mua bếp điện từ Đức xịn nhé! Xem thông tin về Bếp từ Đức nhập khẩu.