Cách lắp đặt máy rửa bát
Lắp đặt máy rửa bát bao gồm 7 bước:
-
Chuẩn bị cho việc lắp đặt máy rửa bát
-
Lựa chọn vị trí lắp đặt máy rửa bát phù hợp
-
Lắp đặt máy rửa bát theo hướng dẫn lắp đặt
-
Lắp đặt hệ thống cấp và thoát nước
-
Kết nối nguồn điện phù hợp
-
Kiểm tra lại toàn bộ kết quả lắp đặt
-
Chạy thử máy rửa bát để kiểm tra
Lắp đặt máy rửa bát đúng cách là yêu cầu kĩ thuật cơ bản để đảm bảo các chức năng của máy hoạt động chính xác, tận dụng tối đa hiệu suất của máy, đảm bảo độ bền cho máy, đồng thời giúp cho việc sử dụng được thuận tiện, an toàn hơn
Hiểu được những gì bạn cần, bài viết này, Kocher sẽ hướng dẫn bạn cách lắp đặt máy rửa bát một cách chi tiết, giúp bạn sử dụng thiết bị hiện đại này hiệu quả nhất.
Nội dung bài viết bao gồm:
-
Tổng quan về việc lắp đặt máy rửa bát
-
Tự lắp đặt hay để người có chuyên môn lắp đặt?
-
Mô tả nhanh về các bước lắp đặt
-
Chuẩn bị cho việc lắp đặt máy rửa bát
-
Lựa chọn vị trí lắp đặt máy rửa bát phù hợp
-
Kiểm tra kích thước máy rửa bát và vị trí lắp đặt
-
Lắp đặt máy rửa bát theo hướng dẫn lắp đặt
-
Lắp đặt hệ thống cấp và thoát nước
-
Kết nối nguồn điện phù hợp
-
Kiểm tra lại toàn bộ kết quả lắp đặt
-
Chạy thử máy rửa bát để kiểm tra
1.Tổng quan về việc lắp đặt máy rửa bát
Trước khi bước vào hướng dẫn cách lắp đặt máy rửa bát, Kocher muốn nhấn mạnh và lưu ý với bạn đọc và quý khách hàng một điều rất quan trọng rằng:
Tự lắp đặt hay để người có chuyên môn lắp đặt?
-
Việc lắp đặt máy rửa bát cần người có chuyên môn cao và được đào tạo để cài đặt, thiết lập cũng như vận hành thiết bị chạy một cách an toàn, hiệu quả nhất.
-
Các thiết bị của máy rửa bát cần được kết nối một cách chính xác, nếu không các chức năng sẽ hoạt động không ổn định.
-
Sự kết nối đường cấp, thoát nước cũng như kết nối điện phải phù hợp với các tiêu chuẩn được yêu cầu trong hướng dẫn của nhà sản xuất đi kèm với sản phẩm để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
-
Ngoài ra, các bạn phải đặc biệt quan tâm đến việc thiết kế vị trí đặt máy rửa bát ở đâu để phù hợp với hệ thống điện và hệ thống các đường cấp và thoát ống nước của gia đình.
Thông thường, khi bạn mua máy rửa bát gia đình ở các đại lý chính hãng uy tín thì sẽ có nhân viên kỹ thuật đến hỗ trợ lắp đặt máy rửa bát tại nhà cho bạn. Vì vậy, những hướng dẫn về cách lắp đặt máy rửa bát mà Kocher chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn tham khảo và biết cách giám sát quy trình lắp đặt của họ có đúng chuẩn hay không.
Mô tả nhanh về các bước lắp đặt
Các bước trong quá trình lắp đặt máy rửa bát đúng chuẩn của nhà sản xuất, đảm bảo máy máy vận hành tốt nhất như sau:
-
Bước 1: Kiểm tra toàn bộ sản phẩm và phụ kiện, đảm bảo đầy đủ và không bị hỏng hóc
-
Bước 2: Xác định vị trí đặt máy rửa bát theo tư vấn của chúng tôi ở mục 2
-
Bước 3: Kiểm tra kích thước máy rửa bát so với tủ bếp.
-
Đối với máy rửa bát độc lập, kiểm tra kích thước máy phù hợp với bếp bằng cách đặt lưng máy tiếp xúc cạnh tủ hoặc đặt giáp tường.
-
Đối với máy rửa bát âm tủ, thiết bị có thể đặt trong hốc dưới của tủ bếp có kích thước phù hợp với máy.
-
Tham khảo: Kích thước máy rửa bát chuẩn cho căn bếp người Việt
-
Bước 4: Lắp đặt thiết bị theo Hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất vào vị trí bạn đã lựa chọn
-
Bước 5: Kết nối đường thoát nước sao cho đầu ra không cao hơn 60cm đảm không ảnh hưởng đến quá trình xả nước của thiết bị
-
Bước 6: Kết nối đường cấp nước chú ý các mỗi nối sao cho không bị hở và hạn chế độ dài của ống và cút đổi đầu để đường nước đi thuận tiện nhất
-
Bước 7: Kết nối nguồn điện phù hợp với công suất và điện áp của thiết bị
Bước 1: Chuẩn bị cho việc lắp đặt máy rửa bát
Để cho việc lắp đặt được diễn ra chơn chu, nhanh chóng, đảm bảo chất lượng thì bạn nên có sự chuẩn bị nhất định. Việc lắp đặt máy rửa bát phức tạp hơn nhiều so với việc lắp đặt máy giặt hay tủ lạnh. Vì thế, sự chuẩn bị là rất cần thiết.
Các dụng cụ cần thiết cho việc lắp đặt máy rửa bát nếu bạn muốn tự lắp đặt
Thông thường, nếu bạn mua máy rửa bát mới thì người lắp đặt sẽ mang đầy đủ các vật tư, thiết bị phục vụ cho việc lắp đặt máy rửa bát. Bạn chỉ cần chuẩn bị không gian lắp đặt cho máy rửa bát là ok. Còn nếu bạn là người thích kỹ thuật, muốn tìm hiểu để am hiểu về việc lắp đặt máy rửa bát thì cũng rất tốt. Khi am hiểu, bạn sẽ kiểm soát được việc lắp đặt của thợ lắp đặt, đảm bảo máy rửa bát được lắp đặt đúng, cẩn thận và sử dụng tốt trong thời gian dài.
Bởi ở nước ngoài thì không nói, chứ ở Việt Nam không phải thợ nào, hãng nào cũng có tâm trong việc lắp đặt đâu. Biết việc lắp đặt thế nào vẫn tốt hơn các bạn nhé.
Chuẩn bị các công cụ cần thiết cho việc cách lắp đặt một máy rửa bát mới trước khi bạn bắt đầu — bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và và công sức cho việc lắp đặt.
-
Tuốc nơ vít 4 trong 1
-
Mỏ lết có thể điều chỉnh cấp độ
-
Kìm
-
Máy kiểm tra điện áp
-
Kìm khóa kênh hoặc cờ lê điều chỉnh
-
Mũi khoan và thuổng (khi cần thiết)
Vật liệu cần thiết cho việc lắp đặt máy rửa bát
Tránh những chuyến đi mua sắm vào phút chót về cách lắp đặt máy rửa bát bằng cách chuẩn bị sẵn tất cả các tài liệu của bạn trước thời hạn. Đây là danh sách.
-
Máy rửa bát mới
-
Dây nước bằng thép không gỉ bện (tùy chọn)
-
Băng teflon
-
Bộ kết nối máy rửa bát
-
Hợp chất nối ống
-
Dây thiết bị điện
-
Đầu nối dây (đai ốc)
Chuẩn bị không gian để lắp đặt máy rửa bát
Việc này là rất quan trọng trong việc lắp đặt máy rửa bát. Bạn nên biết và chuẩn bị trước khi thợ lắp đặt máy rửa bát đến nhé. Bởi nếu bạn không hiểu mà thợ đến lắp lại không có đủ không gian để lắp máy vào tủ thì rất dở đấy. Ngoài ra, việc am hiểu sẽ giúp bạn bố chí không gian giúp máy rửa bát hoạt động tốt nhất. Bạn có thể đọc bài viết chuyên sâu liên quan Kích thước máy rửa bát.
Ngắt nguồn và nước
Chuẩn bị cho việc lắp đặt bằng cách tắt đường cấp nước và cấp nguồn cho máy hiện có của bạn. Dành thời gian để làm điều này trước khi nhân viên giao hàng đến (trước khoảng một giờ) sẽ giúp đường dây có cơ hội thoát nước và đảm bảo rằng việc lắp đặt sẽ nhanh nhất (và an toàn nhất!).
Kiểm tra máy rửa bát và phụ kiện
...
Đọc hướng dẫn sử dụng
Bạn đã sử dụng máy rửa bát trước đây; bạn biết chúng hoạt động như thế nào (bạn cho bát đĩa bẩn vào và lấy bát đĩa sạch ra. Và vì vậy bạn không nghĩ rằng bạn thực sự cần đọc hướng dẫn sử dụng của thiết bị mới trước khi đưa nó vào hoạt động. Nhưng bạn thực sự, thực sự nên! Nó không chỉ cung cấp cho bạn những gì mà tất cả các nút và chế độ mới của bạn thực hiện, mà còn chứa thông tin cần biết về những thứ như nhiệt độ máy nước nóng của bạn nên được đặt ở mức nào. Nó sẽ không phải là tán đinh, nhưng đó là một bước quan trọng.
Bước 2: Lựa chọn vị trí đặt máy rửa bát thích hợp
Công việc đầu tiên của quá trình lắp đặt máy rửa bát đó chính là giải quyết vấn đề “Nên đặt máy rửa bát ở vị trí nào cho phù hợp?” Cách lắp đặt máy rửa bát không chỉ cần đúng để máy vận hành được mà còn cần thiết kế vị trí xem đặt máy rửa bát để ở đâu hợp lý thuận tiện cho việc cung cấp nguồn điện cũng như giúp các đường cấp và thoát ống nước phù hợp.
Máy rửa bát được chia thành 2 loại thông dụng là máy rửa bát âm tủ và máy rửa bát độc lập, ngoài ra còn có loại máy rửa bát để bàn rất nhỏ nhưng không quá phổ biến tại Việt Nam. Cách lắp đặt máy rửa bát như thế nào phụ thuộc hoàn toàn vào loại máy. Đối với từng loại máy sẽ có vị trí lắp đặt khác nhau:
Vị trí lắp đặt máy rửa bát độc lập
-
Máy rửa bát độc lập có lẽ là loại máy rửa bát phù hợp với nhiều vị trí để đặt nhất trong căn bếp của bạn bởi vì thiết kế của nó rất hoàn hảo từ khung máy cho đến bảng điều khiển của máy.
-
Đối với việc lắp đặt máy rửa bát độc lập thì không khắt khe hay cần lưu ý quá nhiều về kích thước.
-
Bạn có thể kê đặt ở vị trí tùy ý miễn sao vị trí kê có mặt bằng vững chắc khô ráo và thoáng nước.
-
Bên cạnh đó sự thuận tiện để dẫn dây nguồn và đường nước vào và ra của máy cũng cần được đảm bảo thuận tiện nhất có thể.
-
Vị trí phù hợp có thể đặt bên cạnh kệ bếp, cạnh tủ lạnh hoặc gần với vị trí chậu rửa phù hợp với không gian căn bếp nhà bạn sao cho chúng gọn và tiết kiệm diện tích nhất có thể, không gây cản trở giao thông trong nhà và thuận tiện để máy vận hành cũng như các thao tác cho bát vào lấy bát úp lên trạn.Ngoài ra, nếu không gian bếp của bạn không đủ rộng, bạn có thể đặt chiếc máy rửa bát này âm tủ bếp như máy rửa bát âm tủ hoặc đặt máy phía bên ngoài ban công, cạnh máy giặt và có đầy đủ đường cấp nước và thoát nước cho máy.
Vị trí lắp đặt máy rửa bát âm tủ
-
Máy rửa bát âm tủ thì việc thiết kế chỗ để cũng đơn giản hơn, bạn có thể để máy rửa bát trong hốc tủ đã được thiết kế sẵn bên dưới bếp. Hoặc nếu không gian căn bếp gia đình bạn rộng có thể thiết kế một bàn đảo bếp giống với phong cách Châu Âu thì một vị trí lắp đặt máy rửa bát hợp lý còn ở chân bàn đảo đó.
-
Một nguyên tắc rất quan trọng trong các quá trình lắp đặt máy rửa bát âm tủ đó chính là giữa khoảng cách phù hợp giữa thiết bị và thành tủ, khoảng cách hợp lý nhất được nhà sản xuất khuyên dùng là 1cm áp dụng cho cả phần trên và 2 bên cạnh, còn chiều sâu phải trong cùng khoảng cách tối thiểu phải đạt 10cm để đảm bảo máy được thoáng khí và thoát hơi nóng.
-
Bởi vì máy rửa bát âm tủ không có lớp vỏ bọc bên ngoài giống như máy rửa bát độc lập nên không thể để ngoài ban công hay chỉ đặt bên ngoài tủ bếp mà chỉ đặt được âm tủ.
Vị trí lắp đặt máy rửa bát để bàn
-
Loại máy này có kích thước nhỏ nên bạn có thể đặt ở đâu thuận tiện nhất như trên kệ bếp, thậm chí trên bàn ăn miễn sao đảm bảo được các yếu tố về điện và đường thoát nước máy rửa bát.
-
Đối với máy rửa bát mini 6 bộ, các bạn không cần quá cầu kỳ trong việc sắp đặt máy rửa bát bởi sự nhỏ gọn của nó.
-
Bạn có thể đặt chiếc máy đó phía trên bàn bếp để làm tăng lên vẻ sang trọng và tiện nghi của căn bếp gia đình.
Các bước lắp đặt máy rửa bát rất đơn giản, tuy nhiên để thực hiện công việc này vừa nhanh, đúng và đảm bảo yếu tố an toàn bạn cần tuân thủ những lưu ý của chúng tôi dưới đây:
-
Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất, đảm bảo hiểu các ký hiệu của thiết bị trước khi lắp đặt. Trước khi lắp đặt và sử dụng, quý khách hàng cần tham khảo kỹ lưỡng các thông tin, yêu cầu mà nhà sản xuất và làm theo đúng những hướng dẫn
-
Thực hiện việc lắp đặt máy rửa bát đúng quy trình không bỏ bước, làm tắt
-
Ngắt nguồn điện và để các công tắc về vị trí OFF, không được kết nối thiết bị với nguồn điện trong suốt quá trình lắp đặt
-
Cần đảm bảo hệ thống dây dẫn bảo vệ (nối đất) trong nhà đã được lắp đặt chính xác.
-
Kết nối nguồn điện phù hợp với các thông số kỹ thuật của máy rửa bát.
-
Mọi thay thế linh kiện hay phụ kiện cần đảm bảo hàng chính hãng.
-
Đảm bảo độ chắc chắn của mặt bằng và vị trí kê đặt đặc biệt với máy rửa bát âm tủ.
-
Không lắp đặt máy rửa bát cùng các thiết bị tỏa nhiệt như lò sưởi, hộp trữ nhiệt, các loại bếp hoặc các vật dụng toả nhiệt khác
-
Đối với một vài loại máy: Đường ống kết nối nước có một van điện bên trong và được cấp điện bằng dây trong đường ống. Không được cắt rời đường ống cấp nước hoặc nhận chìm nó trong nước.
Vị trí lắp đặt máy rửa bát
-
Chọn vị trí lắp đặt máy sao cho máy thật cân bằng, ổn định, gần với đường dẫn nước, đường thoát nước, ổ cắm điện tại gia đình, nhà hàng...
-
Nếu mặt sàn bị gồ ghề hãy điều chỉnh sao cho vị trí đặt máy đạt được sự cân bằng tối đa, góc nghiêng không quá 2 độ.
-
Vị trí máy rửa bát nên đặt ở đâu giúp đường ống thoát nước thuận tiện, không cao quá 60cm gây ảnh hưởng đến quá trình xả nước.
-
Nếu bạn không đảm bảo kích thước đúng sẽ khiến máy hoạt động bị rung, tạo tiếng ồn và không tốt cho tuổi thọ sản phẩm.
-
Đặt máy trên sàn cứng. Không đặt máy trên thảm dài hoặc các bề mặt tương tự. Không đặt thiết bị đè lên cáp điện
-
Không lắp máy gần nguồn nhiệt cao như bếp, thiết bị điện tử, quạt sưởi, lò sưởi... để đảm bảo an toàn cho người dùng.
-
Bạn có thể chọn lắp máy rửa chén ở một bên của bồn rửa chén để nối ống thoát nước cho máy tiện hơn.
-
Khi đặt máy vào vị trí đã chọn, bạn đặt máy dựa vào tường, 2 cạnh hông thân máy nên đặt song song với tường hay tủ bếp.
-
Các ống dẫn nước, thoát nước đi cùng với máy có thể thay đổi vị trí sang trái hoặc phải tùy vào việc lắp đặt máy sao cho phù hợp, tiện dụng với người dùng nhất.
Bước 3: Lắp đặt máy rửa bát theo hướng dẫn lắp đặt
...
Bước 4: Lắp đặt hệ thống cấp nước và thoát nước cho máy rửa bát
Nối nguồn cấp nước
-
Nối ống dẫn nước với nguồn nước lạnh bằng đầu nối có ren ¾ (inch) và phải vặn thật chặt, nối chắc chắn với vòi cấp nước không để xì, tràn nước ra ngoài, đường ống không bị gập, đè để nước lưu thông tốt.
-
Trước khi sử dụng, nếu ống nước còn mới hay đã lâu không dùng, bạn nên kiểm tra đường ống bằng cách xả cho nước chảy 1 lúc qua đường ống xem nước có sạch, có vật thể lạ không, đảm bảo nước chảy ra phải sạch, không có vật lạ thì khi nước vào máy rửa chén, máy mới hoạt động hiệu quả, tăng độ bền.
-
Để tránh nước còn trong đường ống cấp, nên khóa vòi sau khi sử dụng.
-
Hệ thống an toàn nguồn nước là 1 hệ thống van an toàn ngăn ngừa rò rỉ nước. Nếu ống cấp nước bắt đầu bị rò rỉ trong suốt quá trình rửa thì van an toàn sẽ ngắt nguồn nước.
-
Không ngâm ống cấp nước hoặc van an toàn trong nước bởi vì nó có chứa các bộ phận điện. Không nới rộng hoặc thu ngắn ống cấp nước. Nếu ống cấp nước hoặc van an toàn bị hư, vui lòng rút ngay phíc cắm ra khỏi ổ điện.
-
Áp suất nước cấp yêu cầu tối thiểu 0.05 Mpa (0.5 bar), tối đa 1 Mpa (1 bar), nguồn nước cấp tối thiểu 10 lít/phút. Nếu áp suất nước quá lớn, bạn nên dùng van điều tiết áp suất để điều chỉnh áp suất phù hợp với máy.
Nối đường nước thải
-
Khi nối ống thoát nước với đường ống thoát nước, chọn lắp với đường ống có bán kính ít nhất 40 mm đảm bảo ống không bị uốn cong hoặc bị gập hoặc lắp ống thoát nước chảy thẳng vào bồn rửa chén.
-
Phần đầu ra của ống thoát nước nên được đặt ở độ cao dưới 1000mm so với mặt sàn
-
Đầu xả của vòi không được phép ngâm trong nước để tranh dòng chảy ngược.
-
Nối đường ống nước thoát phải chắc chắn vì khi dùng máy có nước nóng dễ làm tuột ống nước, không để ống thoát nước bị cong, gấp khúc để tránh nước thải lưu thông không tốt.
-
Nên dùng giá treo chuyên dụng đi kèm với máy, gắn giá treo thật chặt vào tường để ống thoát nước không bị xô lệch, gây đổ nước.
-
Khi nối ống thoát nước vào cửa thoát nước, bạn nên vặn chặt để hạn chế rò rỉ nước tối đa.
-
Nếu phải sử dụng ống nối dài, bạn nên sử dụng loại ống nối tương tự với ống thoát nước của máy, không sử dụng ống nối dài quá 4 m để tránh giảm hiệu năng của máy.
Bước 5: Kết nối nguồn điện phù hợp cho máy rửa bát
Một số lưu ý về cấp điện đầu vào cho máy rửa bát
Nếu ai đã từng sử dụng hay lắp đặt bếp từ thì đều biết rằng phải nối dây điện của bếp từ thẳng vào dây. Người ta hay gọi đây là đấu nối nguồn điện trực tiếp (không qua ổ cắm). Căn nguyên của việc này là do nếu bạn cắm phích của ổ cắm bếp từ vào ổ phích thông thường thì có thể dùng được ban đầu. Tuy nhiên, về lâu dài thì việc cắm qua ổ cắm đối với một thiết bị sử dụng nhiều điện công suất cao như bếp từ thì sẽ làm nóng, xun, cháy hay thậm chí là hỏng ổ cắm.
Vì vậy, bạn cũng băn khoăn liệu có thể cắm máy rửa bát vào ổ cắm thông thường hay không? Đối với một người có kinh nghiệm sử dụng các đồ điện tử hết sức lưu ý. Điều này là rất đúng và rất cần thiết.
Nếu ổ phích của bạn là ổ phích mới lắp trong một vài năm gần đây thì nhiều khả năng ổ phích đó có thể sử dụng cho máy rửa bát. Bởi mức tiêu thụ điện của máy rửa bát chỉ tương đương với tủ lạnh, lò vi sóng, máy giặt mà thôi. Gần như chỉ có bếp từ mới là thiết bị sử dụng công suất điện lớn phải nối nguồn điện trực tiếp mà thôi. Còn tất nhiên, nếu bạn là một người không am hiểu mấy về điện thì bạn nên hỏi thợ lắp máy rửa bát hoặc người có kiến thức về điện là an toàn nhất bạn nhé.
Còn nếu ổ phích đã cũ nhiều năm trước hoặc bạn cảm thấy không đủ an toàn để cắm máy rửa bát thì bạn nên hỏi thợ lắp máy rửa bát và người có kiến thức về điện là tốt nhất. Bởi ổ điện rất quan trọng, nếu nguồn điện không đủ hoặc ổ không còn đủ tốt để sử dụng thì có thể gây ra cháy, hỏng, mất an toàn.
Lắp dây nối tiếp địa cho máy rửa bát
Bước 1 - Xác định vị trí: Tùy thuộc vào kiểu máy và thương hiệu của máy rửa bát, hộp tiếp điện có thể được đặt ở phía trước hoặc phía sau của máy rửa bát. Vì vậy, hãy đảm bảo tham khảo hướng dẫn sử dụng hoặc nhà sản xuất máy rửa bát và yêu cầu họ giúp đỡ trong việc xác định vị trí hộp tiếp cận điện.
Bước 2 - Mở nắp: Tháo nắp hộp tiếp điện, luồn dây điện ba chấu vào khe hở của hộp. Tùy thuộc vào thương hiệu và kiểu máy, các nắp có thể được giữ chặt bằng vít hoặc có thể chỉ được bắt vào. Vì vậy, bất kể tình huống là gì, hãy sử dụng tuốc nơ vít để tháo các vít.
Bước 3 - Dây điện: Về cơ bản, dây điện bao gồm dây đen, trắng và xanh. Công việc bắt buộc phải thực hiện ở đây là đấu nối dây đen từ dây điện sang dây đen, ngay bên trong hộp tiếp điện. Sau đó, kết nối dây màu trắng cũng như từ dây điện với hộp tiếp cận điện và thực hiện xử lý tương tự cho dây màu xanh lá cây. Sau khi hoàn tất, chỉ cần thay nắp vào hộp tiếp cận điện.
Bước 4 - Cắm điện: Bây giờ, tất cả những gì cần làm là cắm dây điện vào hộp chứa, ngay sau máy rửa bát, trượt máy rửa bát vào trong tủ. Đảm bảo cẩn thận và an toàn, đồng thời đẩy máy rửa bát vào đúng vị trí của nó; không kết hợp dây điện dưới máy rửa bát.
Bước 5 - Hoàn thiện: Kết nối điện cho hầu hết các máy rửa bát thường bao gồm một khối kim loại nhỏ, bên cạnh máy. Công việc cần thiết là lấy đĩa ra, để có thể đi vào bên dưới máy rửa bát. Một con vít sẽ cố định nắp trên khối kết nối, với 3 dây khác nhau. Chỉ cần đảm bảo kết nối 3 dây này vào đúng vị trí và thích hợp của nó, và đừng quên sử dụng một đầu nối trên nguồn cung cấp, để đảm bảo kết nối khi máy rửa bát được trượt vào và ra. Cũng nên nhớ rằng dây điện của máy rửa bát mềm không an toàn bằng so với máy rửa bát có dây cứng. Lý do đằng sau điều này là nếu kết nối trở nên lỏng lẻo, thì nó có thể dẫn đến nguy cơ hỏa hoạn. Do đó, một cách để đảm bảo kết nối an toàn là đảm bảo rằng mặt đất trên phích cắm vẫn được kết nối và ổ cắm được nối đất đúng cách. Điều này sẽ giúp đảm bảo chống lại mọi cú sốc.
Nếu bạn là người không am hiểu về điện thì chỉ nên đọc để nắm cách thức lắp đặt. Còn liên quan đến điện thì bạn nên để các thợ lắp đặt có kiến thức, kinh nghiệm xử lý là tốt nhất và an toàn nhất bạn nhé.
Một số lưu ý liên quan đến nguồn điện của máy rửa bát:
-
Máy rửa bát bắt buộc phải nối đất, tiếp địa đúng cách. Trong trường hợp sự cố xảy ra, việc nối đất, tiếp địa sẽ làm giảm nguy cơ điện giật. Việc thực hiện nối dây tiếp địa phải được tiến hành bởi kỹ thuật viên hoặc người hiểu biết về kỹ thuật
-
Đảm bảo nguồn điện sử dụng có tần số và hiệu điện thế tương đồng với thông số kỹ thuật của máy rửa bát.
-
Không bao giờ được cắm dây nguồn vào ổ điện khi chưa nối đất hoặc tiếp địa đúng cách. Trong trường hợp dây tiếp địa không được nối đúng cách, nguy cơ điện giật, cháy nổ, hỏng hóc có thể xảy ra. Người dùng không cắt hay tháo bỏ dây dẫn nối đất ra khỏi dây điện trong bất kỳ trường hợp nào.
-
Không dùng dây nối dài hay ổ điện chuyển đổi khi kết nối điện cho máy để tránh gây cháy, quá nhiệt.
-
Trong suốt quá trình lắp đặt máy, bạn tuyệt đối không nối điện cho máy để tránh bị chập mạch, giật điện.
-
Sử dụng loại cầu chì 10 amp, cầu chì ngắt trễ hay thiết bị ngắt mạch khi lắp đặt máy, nối điện cho máy vào 1 mạch riêng biệt.
-
Không được ngồi, đứng lên các bộ phận của máy rửa bát.
-
Khi lắp máy, dây điện phải đảm bảo thông số kỹ thuật, không được gập cong quá mức hoặc đặt vật năng lên dây điện.
Bước 6: Kiểm tra lại toàn bộ kết quả lắp đặt máy rửa bát
Đây là điều rất cần thiết sau khi lắp đặt máy rửa bát. Các khâu kiểm tra bao gồm kiểm tra bên trong và kiểm tra bên ngoài máy rửa bát.
-
Kiểm tra độ mới của máy rửa bát, các phụ kiện và vỏ hộp: trên thị trường có rất nhiều đơn vị bán hàng uy tín. Tuy nhiên, vẫn luôn có một tỉ lệ nhỏ các đơn vị bán hàng không uy tín hoặc họ có sai sót. Tôi đã từng mua một cái màn hình máy tính mới và khi nhận hàng thì nó không phải là một chiếc màn hình mới hoàn toàn. Vì vậy, trong quá trình thợ giao hàng, lắp đặt. Bạn nên để ý bên trong và bên ngoài của máy rửa bát, các phụ kiện, vỏ hộp,… để kiểm tra xem thiết bị bạn nhận được có đúng là một sản phẩm mới hoàn toàn, không phải hàng đổi trả hay trưng bày hay không. Đối với các thiết bị đắt tiền, bạn nên cẩn thận vẫn hơn.
-
Kiểm tra việc cấp nước của máy rửa bát: bạn xem xét xem nước ở các khớp nối ở đầu cấp nước xem có bị dò rỉ hay không? Nếu có bị rò rỉ dù nhỏ thì bạn cũng cần yêu cầu thợ lắp đặt khắc phục luôn. Bởi các sự cố về rò rỉ nước sau một thời gian sẽ thành rò rỉ nhiều. Điều này có thể làm hỏng nội nội thất của bạn. Trong một số tình huống có thể gây chập điện, điều này rất nguy hiểm. Thế nên việc cấp nước phải đảm bảo tuyệt đối việc không rò rỉ nước. Bạn cũng nhờ thợ lắp đặt kiểm tra xem mức độ áp lực nước cấp cho máy rửa bát đã phù hợp chưa. Việc điều chỉnh áp lực nước phù hợp cũng rất quan trọng, giúp máy rửa bát và các đường ống hoạt động bền bỉ hơn, đúng công suất hơn và ít hỏng hóc hơn.
-
Kiểm tra nước thoát của máy rửa bát: bạn xem xét xem nơi nước thoát đã hoạt động tốt chưa? Nếu nước đã thoát tốt, không bị rò rỉ chỗ nào thì là đã đạt yêu cầu. Thông thường đường thoát nước sẽ nối vào hệ thống thoát nước bẩn của căn hộ hoặc gia đình nên hay có mùi. Sau khi kiểm tra thấy ok rồi thì bạn có thể dùng băn dính đen hoặc các loại tương tự để bao kín vị trí nối của đầu thoát nước của máy rửa bát với hệ thống thoát nước. Điều này giúp bạn ngăn các mùi hôi từ hệ thống thoát nước thải bốc lên gây mùi và không tốt cho sức khoẻ. Bạn cũng cần kiểm tra xem các dây cấp nước và thoát nước bị tạo góc ở chỗ nào không? Việc tạo góc này dễ làm hỏng ống hoặc tích tụ chất bẩn về sau.
-
Kiểm tra ổ phích cắm và phích cắm của máy rửa bát: máy rửa bát hoạt động không tốn nhiều điện nhưng hoạt động trong thời gian dài. Vì vậy, tiếp xúc giữa phích cắm và ổ phích phải tốt, chắc chắn, khít. Điều này giúp không bị hở điện hoặc về lâu dài không gây ra hỏng ổ điện hoặc phích cắm. Ổ phích cắm bạn cũng nên dùng loại tốt một chút, không nên dùng loại giá rẻ vì chúng cũng không hơn kém nhau nhiều tiền.
-
Kiểm tra máy rửa bát tại nơi đặt máy rửa bát: bạn có thể lắc nhẹ máy rửa bát để xem máy có chắc chắn không, máy có thực sự nằm trên một mặt phẳng không? Việc máy được lắp đặt chắc chắn, vững sẽ giúp khi hoạt động máy đỡ bị rung lắc, đỡ phát ra tiếng ồn. Và như vậy máy sẽ bền hơn, hoạt động tốt hơn trong một thời gian dài.
-
Kiểm tra tất cả các chức năng chính của máy: bạn nên sử dụng tất cả các chức năng chính của máy để đảm bảo máy hoạt động tốt, không có lỗi bằng cách chạy tải rỗng. Nếu bỏ qua khâu kiểm tra chức năng này mà một vài ngày sau bạn mới phát hiện ra thì việc bảo hành hay khắc phục sẽ mất nhiều thời gian, công sức. Bạn cũng nên nhờ thợ lắp máy hướng dẫn bạn sử dụng các chức năng chính để bạn biết cách sử dụng luôn, không phải mò mẫm. Tất nhiên, về sau muốn sử dụng chuyên sâu thì bạn có thể đọc sách hướng dẫn của nhà sản xuất. Trước khi bắt đầu chu kỳ, bạn cũng nên cho vào một hoặc hai cốc giấm trắng. Nó sẽ làm sạch bên trong của bất kỳ mảnh vụn hoặc cặn bã ngẫu nhiên nào từ quá trình sản xuất. Lặp lại việc “rửa” này hàng tháng hoặc lâu hơn để giữ cho mọi thứ sạch sẽ.
-
Kiểm tra bên trong máy sau khi sử dụng thử máy rửa bát: điều này giúp bạn phát hiện luôn được các sai sót của nhà sản xuất. Tất nhiên, không ai mong muốn máy rửa bát mới mua lại có hỏng hóc. Tuy nhiên, các đồ cơ khí và điện tử luôn có một tỉ lệ hỏng hóc nhất định. Bạn cứ kiểm tra bằng cách quan sát bên trong sau khi máy sử dụng là tốt nhất. Để cái gì có thể khắc phục thì thợ lắp sẽ khắc phục ngay. Cái gì không thể khắc phục thì bạn có thể bảo hành luôn hoặc yêu cầu đổi máy mới (nếu nhà sản xuất có chính sách đổi mới). Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức.
-
Kiểm tra các loại hướng dẫn sử dụng, giấy bảo hành của máy rửa bát: bạn nên kiểm tra những loại giấy tờ để đảm bảo quyền lợi của bạn về lâu dài. Một số hãng sản xuất có thể dùng chính sách bảo hành điện tử và cần bạn gọi điện lên tổng đài để kích hoạt bảo hành. Bạn cũng lên thực hiện sớm điều này để đảm bảo quyền lợi của bạn. Hộp, thùng đựng máy bạn nên giữ lại một thời gian để nhỡ cần bảo hành, bạn sẽ cần đến hộp đựng, xốp,… này.
Bước 7: Chạy thử máy rửa bát và tinh chỉnh
Thực hành tải máy của bạn
Để tối ưu hóa không gian có sẵn trong máy của bạn, hãy dành chút thời gian để thử với một vài bố cục tải khác nhau (hãy nghĩ đó là phiên bản dành cho người lớn của Tetris!). Sách hướng dẫn của bạn có thể cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về những gì sẽ xảy ra, nhưng thử nghiệm với các món ăn, đĩa và đồ thủy tinh của riêng bạn thường là cách tốt nhất để tìm ra cách tận dụng tối đa không gian của bạn.
Thử nghiệm với các chất tẩy rửa
Giữa gel, viên nén, túi và bột, có rất nhiều lựa chọn khi nói đến chất tẩy rửa dành cho máy rửa bát. Bạn sẽ muốn dành một chút thời gian để tìm ra loại chất hỗ trợ làm sạch nào phù hợp nhất với máy của mình.
Sách hướng dẫn sử dụng máy sẽ cho bạn biết liệu bạn có cần mua chất trợ xả cùng với chất tẩy rửa của mình hay không và loại nào có thể tốt nhất. Bạn cũng cần phải suy nghĩ về độ cứng của nước. Nếu bát đĩa của bạn bị vẩn đục, bạn có thể cân nhắc tìm một chất tẩy rửa khác.
Hãy sử dụng thử các bố cục tải khác nhau
Khi bạn đang sử dụng máy rửa bát của mình, bạn sẽ muốn tối đa hóa không gian càng nhiều càng tốt. Vì vậy, hãy dành chút thời gian để thử một loạt các bố cục tải khác nhau. Bằng cách đó, bạn sẽ tìm ra cách để phù hợp với nhiều nhất có thể và điều này có thể cắt giảm số chu kỳ mà bạn cần chạy. Đó là tất cả về việc tận dụng tối đa không gian.
Bạn có thể xem thêm tại bài viết: Cách sử dụng máy rửa bát
Một số câu hỏi thường gặp khi lắp đặt máy rửa bát
Thời gian lắp đặt máy rửa bát là bao lâu? Một chuyên gia thường có thể lắp đặt một máy rửa bát sau một hoặc hai giờ. Vì có rất nhiều yếu tố tác động, chẳng hạn như đường ống dẫn nước và dây điện, thời gian có thể thay đổi một chút theo cả hai hướng.
Ai nên lắp máy rửa bát? Hầu hết mọi người sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp của đơn vị bán máy rửa bát để lắp đặt một máy rửa bát. Nếu bạn đang xem xét việc tự lắp đặt máy rửa bát, bạn nên có kiến thức làm việc tốt về các đường ống dẫn nước cơ bản, ống nối và hệ thống dây điện. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tự thực hiện khi là người am hiểu về điều này. Còn không bạn nên để người có chuyên môn lắp đặt, như vậy sẽ giúp máy hoạt động ổn định lâu dài, ít hỏng hóc hoặc bạn có thể tự lắp đặt sau khi đã quan sát thợ lắp đặt ít nhất một lần là tốt nhất.
Việc lắp đặt máy rửa bát có xứng đáng với chi phí không? Máy rửa bát của bạn là một khoản đầu tư và đối với hầu hết mọi người, lựa chọn tốt nhất là thuê một người lắp đặt chuyên nghiệp. Khi bạn thuê một người lắp đặt máy rửa bát có kinh nghiệm, bạn sẽ có được sự yên tâm cần thiết - và bạn có thể tránh được những cơn đau đầu liên quan đến việc tự mình làm tất cả, các hỏng hóc có thể phát sinh ngay lập tức hoặc sau một thời gian sử dụng. Khi đó, thời gian và chi phí sửa chữa sẽ tốn kém hơn nhiều so với với chi phí mà bạn tiết kiệm được.
Lắp đặt máy rửa bát có khó không? Lắp đặt máy rửa bát là một công việc trung gian. Bạn nên có kiến thức cơ bản về hệ thống ống nước và hệ thống dây điện, cũng như các công cụ phù hợp, nếu bạn định lắp đặt hệ thống của riêng mình. Nhìn chung nó không quá khó, nhưng cũng không phải dễ đối với người chưa có kinh nghiệm. Việc tìm hiểu về cách lắp đặt máy rửa bát giúp bạn kiểm soát chất lượng lắp đặt hoặc có thể cân chỉnh về sau khi có các sự cố nhỏ. Còn việc tìm hiểu sẽ không đảm bảo khắc phục được các hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm lắp đặt của bạn.
Bạn cần những gì để lắp đặt máy rửa bát? Việc lắp đặt máy rửa bát của riêng bạn sẽ yêu cầu ngôi nhà của bạn phải có các kết nối phù hợp - và nếu bạn chỉ đơn giản là thay thế một máy rửa bát, bạn sẽ có tình trạng tốt. Bạn sẽ cần một số dụng cụ, đường cấp nước, đường thoát nước và đủ chỗ cho chính thiết bị. Một số máy rửa bát đi kèm với bộ dụng cụ lắp đặt, nhưng đối với nhiều người, lựa chọn đơn giản nhất là để đơn vị bán máy rửa bát lắp đặt là tốt nhất.
Tổng kết:
Trên đây, Kocher đã chia sẻ tới các bạn thông tin hữu ích về cách lắp đặt máy rửa bát và việc thiết kế chỗ đễ máy rửa bát ở đâu sao cho hợp lý giúp máy vận hành tốt, an toàn. Chúng tôi luôn hy vọng kiến thức mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp các bạn tự tin ra quyết định lựa chọn sản phẩm máy rửa bát phù hợp nhất về sử dụng.
Nếu bạn còn chưa tìm được cho mình một chiếc máy rửa bát chính hãng hội tụ đủ các yếu tố: Chất lượng tốt, giá cả hợp lý, dễ sử dụng... hãy tham khảo các sản phẩm Máy rửa bát của Kocher, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ phải thất vọng!