Hotline: 02433996058 - 096.96.22.066
Dùng máy rửa bát có tốn điện nước không?
Ngày đăng: 08:44 18/04/2023
Lượt xem: 5.061
Cỡ chữ

Máy rửa bát có tốn điện không

Sử dụng máy rửa bát không hề tốn điện nước như nhiều người nghĩ. Thông thường, mỗi lần sử dụng máy rửa bát sẽ tốn khoảng 1 - 1.5 số điện, tương đương 2.000 - 3.000 đ mỗi lần rửa. Một tháng bạn sẽ mất khoảng 80.000 nếu rửa bát 1 lần mỗi ngày, khoảng 160.000 nếu rửa bát 2 lần mỗi ngày. Rửa bát bằng máy sẽ giúp bạn tiết kiệm khoảng 15 phút mỗi lần lần rửa, 450 phút mỗi tháng, 5.400 phút mỗi năm bằng 90 tiếng đấy. Máy rửa bát giúp làm sạch, sát khuẩn bát đĩa nên rất tốt cho sức khoẻ, không làm hại da tay. Bạn có thể đọc chi tiết bài viết dưới đây do máy rửa bát Kocher chia sẻ để hiểu rõ hơn nhé. 

 
Dùng máy rửa bát có tốn điện nước không?

MÁY RỬA BÁT CÓ TỐN ĐIỆN KHÔNG?


Máy rửa bát gia đình sử dụng điện năng để hoạt động nên người dùng luôn quan tâm đến khối lượng điện mà máy tiêu thụ mỗi lần và chi phí điện mỗi tháng có tăng lên quá nhiều hay không?

Để trả lời cho câu hỏi: "máy rửa bát có tốn điện không?" thực ra rất đơn giản. Bạn chỉ cần biết công suất của máy rửa bát và thời gian rửa mỗi lần là có thể tính được lượng điện năng tiêu thụ ngay. Tuy nhiên, mỗi loại máy rửa bát khác nhau lại có công suất khác nhau, thời gian rửa khác nhau và nhu cầu rửa của mỗi gia đình cũng khác nhau nên để biết được máy rửa bát có tốn điện không và tốn bao nhiêu điện mỗi tháng lại phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Để các bạn có thể tự tính toán được lượng điện tiêu tốn khi sử dụng máy rửa bát, Kocher cung cấp cho các bạn một công thức đơn giản như sau:
 
Điện năng tiêu thụ cho mỗi lần rửa = công suất  x thời gian

Công suất máy rửa bát

Trước khi tìm hiểu xem máy rửa bát có tốn điện không thì chúng ta cần phải biết về mức công suất của máy rửa bát, được đo bằng KW/h. 

Công suất của máy rửa bát được tính toán dựa trên tổng công suất của các bộ phận thành phần hoạt động bằng điện năng. Bao gồm 3 bộ phận chính như sau:

1. Hệ thống máy bơm thủy lực

Sau khi kết nối với nguồn điện, hệ thống máy bơm thủy lực có nhiệm vụ đẩy nước với áp lực lớn đến vòi phun. Sử dụng điện làm năng lượng, tạo áp lực lớn để đẩy các tia nước cuốn trôi mọi vết bẩn, dầu mỡ bám trên chén, đĩa.

Mỗi loại máy rửa bát khác nhau thì sử dụng một hệ thống bơm thủy lực khác nhau, dẫn tới công suất tiêu thụ điện và hiệu quả rửa sạch sẽ khác nhau. Thông thường, mỗi giờ máy bơm thủy lực sử dụng trung bình khoảng 150W - 180W, tương đương với 1 bóng đèn sợi đốt tiết kiệm điện.

2. Bộ phận thanh đốt làm nóng nước

Thanh đốt nóng giữ các nhiệm vụ như sau:
  • Chứa, đựng bát đĩa cần vệ sinh
  • Đun nóng dòng nước từ bơm thủy lực truyền lên để vệ sinh bát đĩa dễ dàng và sạch sẽ hơn
  • Tạo hơi nóng để sấy khô bát đĩa sau khi đã vệ sinh xong
Như vậy, bộ phận này chỉ tiêu tốn điện năng vào việc làm nóng nước và sấy khô bát đĩa. Mà cả 2 quá trình trên lại tiêu tốn rất ít điện năng. 
 
Tùy theo chế độ rửa mà bạn lựa chọn, nước sẽ được làm nóng đúng độ một cách nhanh chóng. Nhiệt độ nóng thường là  55 đến cao nhất là 75 độ C. Nên thanh đốt nóng này hoạt động có công suất trong khoảng từ 1500W – 2000W mỗi giờ.
Quá trình sấy khô cuối mất khoảng 15 – 20 phút cộng thêm tiệt trùng bát đũa, chỉ tốn chưa đến 1KW/h.

Lượng điện năng tiêu thụ của thanh đốt nóng chỉ bằng một bình nóng lạnh thông thường, thậm chí còn ít điện hơn một máy điều hòa (máy điều hòa1HP tiêu thụ 8200W/h). Cực kỳ tiết kiệm điện năng cho người sử dụng.

3. Bảng điều khiển

Ngoài ra, bảng điều khiển của máy rửa bát có sử dụng điện năng như không đáng kể. Lượng điện năng sử dụng cho bảng điều khiển chỉ tương đương với việc chạy bằng pin của chiếc điều khiển thiết bị (tivi, điều hòa,…)

Máy rửa bát có tốn điện không?

► Như vậy: Tổng lượng điện tiêu thụ của máy rửa bát là khoảng 2000-2200W mỗi giờ. Với các dòng máy rửa bát thường thì điện năng tiêu thụ là 1-3kw. Còn đối với các dòng máy rửa bát cao cấp thì chỉ mất khoảng 0.9kw hoặc thấp hơn
  • Công suất của máy rửa bát chỉ tương đương với công suất của một bình nóng lạnh hoặc một máy giặt thông thường.
  • So sánh với rửa thủ công thì máy rửa bát tiết kiệm thời gian và không hề tiêu tốn điện năng nhiều như mọi người lầm tưởng.

Máy rửa bát tốn bao nhiêu số điện/tháng?

Như chúng tôi đã đề cập ở bên trên, từ công suất chúng ta sẽ tính được điện năng mà máy rửa bát tiêu thụ tùy theo các chế độ và thời gian máy hoạt động. Để biết công suất của máy rửa bát, bạn hãy xem kỹ thông số kỹ thuật của máy hoặc các thông tin trên tem được dán trên thân máy. Thường các loại máy rửa bát mini có công suất từ 700 - 1500w, các loại máy rửa bát thông thường có công suất từ 2000 - 2500 w
 
| Lưu ý: đây là mức công suất mà nhà sản xuất đưa ra, còn thực tế thì tùy vào từng chế độ rửa khác nhau mà mức tiêu thụ điện sẽ khác nhau. Vấn đề này khá phức tạp vì cần chia theo từng chế độ, từng loại máy, do vậy chúng ta sẽ mặc định công suất chung của máy rửa bát ở tất cả các chế độ đều giống nhau để cho dễ tính toán.


Sau khi đã biết công suất của máy rửa bát, chúng ta đã có cơ sở để tính được xem máy rửa bát có tốn điện không và tốn bao nhiêu số điện mỗi tháng. Tùy vào nhu cầu sử dụng, công suất của máy và thời gian rửa mà khả năng tiêu thụ điện của máy rửa bát cũng khác nhau.

Chúng tôi sẽ lấy ví dụ để có thể tính được chuẩn xác hơn cho các bạn dễ hiểu. 

VD:  Để rửa sạch chén bát cho gia đình 4 – 5 người với bữa ăn thông thường, sử dụng một máy rửa bát công suất 900W. Tùy từng chế độ rửa mà thời gian hoàn thành chu trình rửa bát cũng khác nhau. Thông thường thời gian rửa của một chu trình sẽ khoảng 45-60 phút tùy từng hãng máy. 

Căn cứ vào các dữ liệu trên, chúng ta sẽ lấy một số thông tin cần thiết để có thế tính được điện năng tiêu thụ của máy rửa bát một cách tương đối
  • Công suất: 700w
  • Thời gian mỗi lần rửa: 45 phút 

Điện năng tiêu thụ cho mỗi lần rửa = công suất  x thời gian = 700W * 0,75h = 525W ~ 0,5 số điện. 

Ngày rửa 2 lần thì mỗi tháng sẽ tiêu tốn (0,5*2) * 30 = 30 số điện

Nếu các bạn dùng máy rửa bát mini công suất khoảng 700W/h thì mỗi tháng sẽ tiêu tốn khoảng 30 số điện. Giả sử nếu tính giá điện 2.000 vnđ/ 1 số điện. thì 1 tháng bạn sẽ tiêu tốn hết 60 nghìn tiền điện. Tùy vào nhu cầu sử dụng và việc các bạn chọn các chế độ rửa bát khác nhau sẽ khiến mức tiêu thụ điện của máy rửa bát khác nhau. 

Công thức và cách tính trên được Kocher đưa ra để bạn tham khảo là chính, thực tế sử dụng ra sao còn tùy mỗi gia đình.  nên việc máy rửa bát có tốn điện không phải sử dụng thực tế mới có thể biết chính xác được.
 

Máy rửa bát tốn bao nhiêu số điện/tháng?

MÁY RỬA BÁT CÓ TỐN NƯỚC KHÔNG?


Khi nhìn vào máy rửa bát liên tục phun nước trong quá trình hoạt động, nhiều người dùng tin rằng cỗ máy này chắc chắn tốn nước hơn rửa chén bát bằng tay. Tuy nhiên, mức tiêu thụ thực tế lại hoàn toàn khác.

Máy rửa bát hết bao nhiêu lít nước/tháng?

Hãy cùng chúng tôi làm một so sánh đơn giản để biết được lượng nước tiêu hao giữa việc sử dụng máy rửa bát và rửa bát bằng tay.

Để rửa sạch chén bát cho gia đình 4 – 5 người với bữa ăn thông thường (tầm 12 bộ bát đĩa):

  • Khi rửa bát bằng tay, bạn tối thiểu phải tráng ít nhất 2-3 lần nước, tương đương với việc tiêu thụ khoảng 35 - 40 lít nước.
  • Trong khi đó, máy rửa bát tiết kiệm nước hơn nhiều do nước được phun với áp lực lớn, điều kiện nhiệt độ cao và tập trung hơn. Nếu rửa bằng máy rửa bát thông thường thì chỉ tiêu tốn khoảng 10-12l nước/ 1 chu trình rửa. Với những dòng máy rửa bát cao cấp thì lượng nước tiêu thụ trên 1 lần rửa chỉ 9L/ lần rửa đối với máy rửa bát 12-15 bộ.

Như vậy, sử dụng máy rửa bát sẽ giúp bạn tiết kiệm khoảng 1/3 lượng nước so với rửa bằng tay truyền thống

Không chỉ vậy, máy rửa bát còn giúp bạn tránh bị tổn thương da tay do tiếp xúc nhiều với chất tẩy rửa, hay tiết kiệm được rất nhiều thời gian dành cho gia đình nhiều hơn,... Và chén, đĩa luôn sạch sẽ nhờ vào các tính năng của máy như: Rửa chén bằng nước nóng hay sấy diệt khuẩn,...

Dùng máy rửa bát tiết kiệm nước hơn nhiều so với rửa bằng tay
Dùng máy rửa bát tiết kiệm nước hơn nhiều so với rửa bằng tay


CÁCH SỬ DỤNG MÁY RỬA BÁT TIẾT KIỆM ĐIỆN NƯỚC


Sử dụng máy rửa bát tiết kiệm điện

  • Xem chỉ số năng lượng: Các ký hiệu như A, AA, AAA trên máy rửa bát là biểu thị khả năng tiết kiệm năng lượng của máy. A là thấp nhất và AAA là tiết kiệm nhất. 
  • Chọn máy rửa bát có tích hợp công nghệ tiết kiệm điện: như công nghệ inverter, cảm biến eco,...

Sử dụng máy rửa bát tiết kiệm nước

  • Phân loại bát, chén, đĩa trước khi cho vào máy rửa bát: Việc phân loại này giúp chén đĩa được rửa sạch đồng đều hơn. Bạn sắp các vật dụng bằng nhựa lên trên cùng để tránh tiếp xúc với nhiệt độ, các loại dễ vỡ nên để tách biệt, nồi hay chảo thì để bên dưới cùng.
  • Sắp xếp các bộ đồ ăn gọn gàng, ngăn nắp: Không nên đặt chén bát, đĩa lộn xộn, như vậy bát sẽ làm cản trở dòng nước, làm máy không rửa sạch được.
  • Thường xuyên vệ sinh máy để máy hoạt động hiệu quả hơn: Máy rửa bát sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi được vệ sinh các vị trí như: Lỗ cao su thoát thức ăn, cánh tay phun nước, các góc dễ bám bụi và dễ bị đọng nước.
  • Mỗi lần rửa hay xếp đầy nhất có thể.
  • Trong trường hợp không có nhiều bát đĩa, bạn có thể chọn tính năng xếp một nửa (Half Load). Lưu ý rằng, bạn không được chọn tính năng này nếu xếp bát đĩa đầy máy.
  • Nếu máy rửa bát của bạn có chương trình rửa tự động, bạn nên sử dụng cài đặt này. Máy sẽ linh hoạt điều chỉnh các chế độ để tiêu thụ điện và nước một cách tối ưu bằng cách: tính toán lượng bát đĩa, mức độ cần rửa sạch, v.v…

Sử dụng máy rửa bát tiết kiệm điện nước
 


TỔNG KẾT:


Trên đây, Kocher đã chia sẻ những thông tin giúp bạn trả lời cho các câu hỏi: Máy rửa bát có tốn điện không? Máy rửa bát có tốn nước không? Bạn đã biết được sử dụng máy rửa bát sẽ tiết kiệm hơn rửa bằng tay truyền thống rồi phải không nào? Ngay cả khi bạn sở hữu một chiếc máy rửa bát tốt nhất thế giới, hãy thực hiện những mẹo sử dụng máy rửa bát giúp tiết kiệm điện nước tối ưu nhất mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên. 

Nếu bạn đang cần tư vấn chọn mua máy rửa bát tiết kiệm điện nước nhất, hãy liên hệ với Kocher ngay để các chuyên gia của chúng tôi giúp bạn lựa chọn máy rửa bát phù hợp nhất cho gia đình bạn.

Máy rửa bát có tốn điện nước không?


  1. Sử dụng máy rửa bát có tốn nhiều điện nước như chúng ta tưởng tượng không?
  2. Sử dụng máy rửa bát có tốn nhiều nước không?
    • Tại sao máy rửa bát sử dụng ít nước hơn rửa bát bằng tay?
    • Mỗi lần sử dụng máy rửa bát tốn bao nhiêu nước?
    • Cách sử dụng máy rửa bát tiết kiệm nước
  3. Sử dụng máy rửa bát có tốn nhiều điện không?
    • Máy rửa bát sử dụng điện như thế nào?
    • Máy rửa bát sử dụng bao nhiêu điện mỗi lần rửa, mỗi tháng, mỗi năm?
    • Cách tính toán tiền điện mà máy rửa bát sử dụng
    • Cách sử dụng máy rửa bát tiết kiệm điện
  4. Chi phí để chạy máy rửa bát một lần là bao nhiêu?

Sử dụng máy rửa bát có tốn nhiều điện nước như chúng ta tưởng tượng không?


Máy rửa bát đời mới ngày nay thường mất nhiều thời gian để rửa bát đĩa hơn máy rửa bát đời cũ trước kia. Nghe có vẻ nghịch lý và phi thực tế đúng không các bạn :D. Khi mình biết điều này thì thấy nó có vẻ cũng sai sai thế nào ấy :).

Nhưng đi sâu tìm hiểu và sử dụng thì mới thấy có một điểm mà người không phải dân kỹ thuật về máy rửa bát thì không thể biết. Đó là theo lý thuyết thông thường thì cái gì hoạt động trong thời gian càng dài thì càng tốn điện và tốn nước, lại còn tốn thời gian. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động của máy rửa bát ngày nay lại hoàn toàn khác. Máy rửa bát đời mới đã tăng thời gian rửa bát nhưng cơ chế hoạt động của nó lại là giúp tiết kiệm nước và tiết kiệm điện. 

Để cho dễ hiểu, bạn có thể hình dung thế này. Không biết ai trong các bạn ở đây đã từng tắm kiểu ngày xưa dùng gáo múc nước để tắm chưa? Dùng cách này để tắm, tráng thì khá là nhanh. Nhưng thực tế lại tốn rất nhiều nước, vì bạn phải múc nhiều gáo nước để làm ướt và tráng sạch cơ thể. Còn ngày nay, chúng ta thường tắm bằng vòi hoa sen, thời gian tắm có thể bị kéo dài hơn một chút so với dùng gáo múc nước. Nhưng lượng nước mất đi của cách dùng vòi hoa sen thì lại rất ít. Cơ chế hoạt động của máy rửa bát cũng tương tự là như vậy.

Bởi ở Việt Nam thì đơn giản hơn, chứ trên tầm thế giới và quốc tế thì người ta rất khắt khe với việc tiết kiệm điện, tiết kiệm nước. Vì vậy, các cơ quan quản lý đã khống chế các nhà sản xuất máy rửa bát phải tiết kiệm nước và tiết kiệm điện. Kiểu giống như hạn mức về khí thải ô tô mà bạn hay nghe ý bạn ah. Đây là hạn mức về mức nước và điện tiêu thụ. Cơ quan quản lý thì lại không khống chế về mặt thời gian hoạt động của máy. Chính vì vậy, các nhà sản xuất máy rửa bát đã thay đổi cách vận hành của máy, máy có thể mất nhiều thời gian để rửa sạch bát đĩa hơn nhưng lại tiết kiệm điện, tiết kiệm nước trong tổng quá trình hơn. 

Máy rửa bát ngày nay hoạt động cũng rất êm, được thiết kế để bố trí rất hài hoà về mặt nội thất. Vì vậy, thời gian có thể kéo dài hơn máy rửa bát đời cũ nhưng nhìn chung cũng không làm ảnh hưởng đến đến cuộc sống của chúng ta lắm.

Liệu bạn có muốn mất 20 phút để giặt một cái chăn bông bằng tay, vắt đến đau tay. Hay bạn muốn cho chiếc chăn đó vào máy và máy giặt sẽ làm việc trong 120 phút? Máy rửa bát cũng như vậy, nên bạn không phải quá băn khoăn về thời gian mà bạn hãy chú ý mức tiêu thụ năng lượng và nước của mỗi chiếc máy rửa bát mà bát đang cân nhắc lựa chọn nhé.

Mà để đơn giản, bạn có thể tham khảo một mẫu Máy rửa bát của thương hiệu Kocher đình đám hiện nay để đỡ phải suy nghĩ nhiều nhé ;)

Sử dụng máy rửa bát sử dụng có tốn nhiều nước không?


Trước đây, tôi nghe nói mỗi lần rửa bát đĩa, mấy rửa bát phải chạy trong 1 đến 3 tiếng đồng hồ. Cứ nghĩ đến vài tiếng đồng hồ như vậy thì tốn không biết bao nhiêu là điện và chắc phải hết nửa bể nước mất :D. Tôi toàn trêu vợ tôi như vậy khi có ý định mua máy rửa bát :).

Vậy sự thực thì sao? Sử dụng máy rửa bát có thực sự tốn nhiều nước đến như vậy không?

Khi đi sâu tìm hiểu thì tôi mới nhận ra: sử dụng máy rửa bát đúng là mất khá nhiều thời gian. Nhưng chúng không tốn nhiều nước như tôi tưởng tượng và theo những phân tích thông thường. 

Tôi hiểu nhầm vì tôi chưa hiểu rõ cơ chế và cách thức hoạt động của máy rửa bát mà thôi. Bởi chúng ta vẫn đi theo tư duy thông thường như sử dụng bếp từ hay dùng quạt vậy. Càng sử dụng bếp từ trong thời gian dài, hay bật quạt trong thời gian dài thì càng tốn điện. Điều đó là tất nhiên :).

Tuy nhiên, máy rửa bát lại có điểm vừa giống và vừa khác. Điểm giống là: máy rửa bát có tốn điện và nước :D. Tất nhiên, sử dụng một thiết bị điện cho công việc rửa bát thì bạn phải tốn điện và nước rồi. Nhưng điểm khác ở đây, thời gian kéo dài không đồng nghĩa với việc lượng nước tiêu thụ không phải tăng một cách gấp thếp. Vì nước được tái sử dụng trong máy rửa bát, chứ không phải nước mất đi liên tục trong mấy tiếng đồng hồ máy rửa bát hoạt động.

Đây là điểm rất quan trọng. Còn việc tái sử dụng nước như thế nào thì bạn có thể đọc thêm nội dung ngay bên dưới dòng này nhé :).

 

Tại sao máy rửa bát sử dụng ít nước hơn rửa bát bằng tay?


Theo nghiên cứu, rửa bát đĩa bằng tay sử dụng lượng nước gấp 5 lần so với máy rửa bát hiệu quả và lượng nước nhiều hơn 3.5 lần so với máy rửa bát thông thường.

Tại sao lại như vậy? 

Thông thường, chúng ta luôn mặc định cho rằng máy rửa bát đổ đầy nước lên đến đỉnh hoặc phun ra một dòng nước sạch liên tục. Nhưng bạn (trong đó có tôi trước đây) hoàn toàn sai.

Máy rửa bát có thể đã sử dụng 25 đến 40 lít nước mỗi chu kỳ cách đây 15 năm. Nhưng đây đã là chuyện của 15 năm trước. Hiện nay mọi thứ đã rất khác.

Ngày nay, máy rửa bát hiện đại sử dụng một hệ thống máy bơm, bộ lọc và vòi phun khá phức tạp để lọc và tái sử dụng nước trong suốt quá trình làm sạch. Nước sạch chỉ được sử dụng khi bắt đầu và lần xả làm sạch cuối cùng. Trong quá trình rửa, nước được lọc và làm nóng để làm sạch tối đa. Với việc nước được tái sử dụng, sử dụng các vòi phun áp lực mạnh, tạo ra các tia nhỏ (tiết kiệm nước) để làm sạch bát đĩa.

Nhưng các máy rửa bát mới hơn đã áp dụng một số thay đổi về thiết kế để phù hợp với trò chơi bẩn thỉu của họ. Các nhà thiết kế máy rửa bát đang liên tục cải tiến cách sắp xếp các giá để bát đĩa, để đĩa và đồ dùng tiếp xúc tối ưu với các vòi nước bên trong chứa đầy máy trong một chu kỳ. Nhưng quan trọng hơn, máy rửa bát hiện nay có công nghệ nhạy bén để phát hiện độ đục của nước trong máy. Một chu kỳ bắt đầu chỉ sử dụng một ít nước. Sau khi rửa, máy sẽ phát hiện độ đục của nước để đo lượng thức ăn và cặn bẩn bám trên bát đĩa. Nếu nước vẫn còn vẩn đục, máy đổ thêm một ít nước, rửa thêm một ít nước và sau đó thử nghiệm lại, lặp lại việc tăng dần lượng nước cho đến khi nước trong.

Còn khi bạn rửa bát bằng tay thì một lượng nước lớn sẽ chảy liên tục qua vòi để rửa từng cái bát của bạn. Hoặc bạn có thể dùng cách vặn vòi để làm đầy bồn rửa bát từ 2 đến 3 lần để tráng sạch bát đĩa. Nhìn chung tính tổng lại đây là một lượng nước khá lớn đối với số bát đĩa.

Nếu chồng hay vợ của bạn còn cho rằng sử dụng máy rửa bát hoạt động trong 1-3 tiếng đồng hồ là rất tốn điện và tốn nước thì là do họ chưa hiểu cơ chế hoạt động của máy rửa bát mà thôi. Bạn có thể gửi đọc bài viết này để giải thích cho họ hoặc gửi link bài viết này cho họ đọc nhé. 

Như vậy bạn và gia đình bạn sẽ tìm được tiếng nói chung trong việc mua máy rửa bát các bạn nhé :). 
 

Mỗi lần sử dụng máy rửa bát sẽ tốn bao nhiêu nước?


Máy rửa bát trung bình sử dụng khoảng 10 - 20 lít nước cho mỗi lần rửa bát đầy tải tuỳ theo loại máy và kích thước máy rửa bát. Trong khi cùng khối lượng bát đĩa full tải của máy rửa bát, nếu rửa bằng tay chúng ta có thể mất từ 40 - 50 lít nước tuỳ theo cách rửa. 

Cách sử dụng máy rửa bát tiết kiệm nước

  • Ưu tiên máy rửa bát loại tiết kiệm nước: thông thường máy rửa bát loại tiết kiệm nước thường đắt hơn các loại thông thường. Nó cũng giống như bóng đèn tiết kiệm điện thường đắt hơn loại thông thường vậy. Tuy đắt hơn một chút nhưng về lâu dài lại tiết kiệm cho bạn rất nhiều nước. Một máy rửa bát thường có tuổi đời sử dụng khoảng 10 - 12 năm. Bạn có thể tính được lượng nước tiết kiệm được trong thời gian này là rất lớn. Vì vậy, khi mua máy rửa bát, bạn cũng nên lưu ý cân nhắc điểm này nhé. 
  • Sử dụng hết công suất của máy rửa bát: máy rửa bát sử dụng cùng một khối lượng nước để rửa toàn tải giống như khi máy chỉ được làm đầy một phần. Tuỳ theo quy mô hộ gia đình của bạn mà bạn có thể chọn lựa loại máy có công suất và khối lượng phù hợp với nhu cầu của bạn. Để sao cho bài có thể dung hoà công suất, khối lượng giữa các lần rửa bát. Hạn chế việc sử dụng mỗi lần chỉ 1/2, 1/3 công suất của máy mà bị lãng phí nước.
  • Không nên để máy rửa bát quá đầy bát đĩa: mặc dù việc sử dụng máy rửa bát khi được làm đầy bát đĩa là tối ưu. Tuy nhiên, bạn cũng cần đảm bảo không gian lưu thông giữa các loại bát đĩa để máy có thể làm sạch một cách tối đa. Bạn nghĩ sao sau khi rửa bát đĩa bằng máy rửa bát rồi bạn lại phải rửa lại một phần bằng tay cho sạch những cái còn bẩn? Khi đó bạn sẽ mất nhiều công sức, thời gian và nước hơn đấy. 
  • Làm sạch sơ cua bát đĩa trước khi cho vào máy rửa bát: nếu bát đĩa của bạn bám quá nhiều thức ăn thừa, đặc biệt là các thức ăn thừa bám dính mà hoàn toàn có thể gạt đi. Khi đó, máy sẽ khó làm sạch hơn hoặc bạn phải chọn chế độ máy kéo dài làm tốn nước hơn. Ngoài ra, có nhiều đồ ăn thừa kéo dài sẽ làm tắc hoặc có thể hư hại máy. Thế nên trước khi cho bát đĩa vào máy rửa bát bạn nên làm sạch sơ cua.
  • Sử dụng chế độ rửa bát đĩa phù hợp: máy rửa bát ngày nay có rất nhiều chế độ rửa bát khác nhau. Với nhiều chế độ nước và thời gian hoạt động khác nhau. Vì vậy, việc am hiểu về các chế độ rửa sẽ giúp bạn chọn chế độ phù hợp với nhu cầu sử dụng trong từng lần rửa. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được nước hơn. Tích tiểu thành đại. Về lâu dài, bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều nước đấy.
  • Sử dụng chế độ tiết kiệm nước hoặc sinh thái nếu máy rửa bát có: nếu máy của bạn có các chế độ này thì bạn nên ưu tiên sử dụng. Các chế độ tiết kiệm năng lượng thường tiết kiệm 3 lít nước cho mỗi lần máy hoạt động.
  • Thực hiện sửa chữa máy rửa bát kịp thời: khi máy gặp các trục trặc về cấp nước hay thoát nước hay bị hỏng hóc thiết bị thành phần. Bạn nên dừng hoạt động của máy ngay lập tức. Sau đó kịp thời sửa chữa. Điều đó tránh các hư hại lớn hơn, mất nhiều tiền hơn hoặc làm tốn nước hơn.
  • Các loại vật dụng bị bám bẩn chặt bạn nên rửa bằng tay: ví dụ như các phên nướng hay các đồ dùng bị bám bẩn chặt. Việc cho chúng vào máy rửa bát sẽ không đảm bảo là chúng sẽ sạch. Rất có thể bạn sẽ phải rửa lại sau khi rửa bằng máy rửa bát. Thế nên bạn nên tách các đồ vật dạng này ra rửa bằng tay ngay từ ban đầu là tối ưu nhất.
  • Vệ sinh máy rửa bát thường xuyên: điều này giúp ngăn cánh tay phun và bộ lọc bị bám cặn xà phòng, cặn vôi khoáng và vụn thức ăn. Những thứ này sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của máy và có thể cản trở các chu trình rửa hiệu quả. 
  • Bắt đầu rửa bát đĩa trước khi chúng bị khô: việc để thức ăn và các chất bám bẩm bị khô sẽ khiến bạn phải sử dụng các chế độ rửa sâu và lâu hơn, gây tốn nước và điện năng hơn. Vì vậy, tốt nhất bạn nên rửa bát đĩa trước khi chúng bị khô.
  • Nghĩ thoáng ra về máy rửa bát: sau khi áp dụng các giải pháp trên rồi thì điều cuối cùng là bạn hãy nghĩ thoáng ra. Đừng quá băn khoăn đến vụ nước nôi nữa :). Bởi dùng tủ lạnh thì tốn điện nhưng lại bảo quản được thức ăn và nâng cao chất lượng cuộc sống. Sử dụng máy giặt thì tốn nước nhưng lại đỡ vất vả, tiện lợi và quần áo sạch hơn. Sử dụng bếp từ thì tốn điện nhưng an toàn và tiện lợi. Hãy coi máy rửa bát nó cũng giống như như tủ lạnh, máy giặt, bếp từ,… vậy. Đã dùng là chấp nhận tốn kém một chút :D. Nhưng bạn và gia đình được chăm sóc tốt hơn, tiện lợi và thoải mái hơn :). Chất lượng cuộc sống cao hơn, có nhiều thời gian giải trí hơn hoặc có nhiều thời gian để kiếm được nhiều tiền hơn :). 

 

Sử dụng máy rửa bát có tốn nhiều điện không?


Máy rửa bát thường mất từ 1 - 3 giờ cho mỗi lần rửa bát tuỳ theo chế độ và loại máy rửa bát. Chính điều này khiến rất nhiều người hiểu nhầm rằng máy rửa bát rất tốt điện. Tuy nhiên, thực tế thì máy rửa bát không tốn điện như người ta tưởng.

Và tất nhiên, chúng ta phải chấp nhận thực tế là dùng thiết bị điện như tủ lạnh, máy giặt, bếp từ, bình nóng lạnh thì tốn điện :D. Máy rửa bát cũng tương tự như vậy thôi. Trong thực tế, máy rửa bát còn tốn ít điện nhất trong các nhóm này.

Chẳng qua do máy rửa bát mới phổ biến gần đây. Nhiều người chưa hiểu nhiều về cơ chế hoạt động của máy rửa bát. Cũng ít người tìm hiểu về máy rửa bát nên họ hay hiểu nhầm rằng máy rửa bát rất tốn điện và nước mà thôi. 

Như phân tích bên trên, hẳn bạn đã thấy máy rửa bát tất nhiên là phải cần điện, nhưng chúng không tiêu tốn nhiều điện năng như chúng ta tưởng tượng đâu đúng không.

Mức tiêu thụ điện năng của máy rửa bát so với những giá trị mà chúng mang lại cho cuộc sống của chúng ta thì vẫn tuyệt vời hơn rất nhiều :). 
 

Máy rửa bát sử dụng điện như thế nào?


Máy rửa bát là một thiết bị gia dụng được sử dụng để rửa dao kéo, bát đĩa và các tiện ích nhà bếp khác của bạn. Máy rửa bát hiện đại tiết kiệm năng lượng và không sử dụng nhiều nước. Máy rửa bát sử dụng công suất từ 1200 đến 2400 watt, với một máy rửa bát trung bình sử dụng 1800 watt.

Hầu hết các máy rửa bát gia đình sẽ tiêu tốn của bạn từ 11,9c đến 28,2c tiền điện và nước cho mỗi khối lượng bát đĩa. Chi phí điện chiếm phần lớn nhất trong chi phí máy rửa bát, giá từ 9,9c đến 25,1c cho hầu hết các máy rửa bát. Lượng điện mà nó sử dụng sẽ phụ thuộc vào kích thước của máy rửa bát (được đo tại các cài đặt tại chỗ), cũng như xếp hạng sao về hiệu suất năng lượng của nó.

Máy rửa bát càng lớn thì càng cần nhiều năng lượng và nước để làm sạch không gian rửa bát. Do đó, quyết định quan trọng nhất được thực hiện khi mua máy rửa bát từ góc độ hiệu quả năng lượng là mua máy rửa bát cỡ nào. Tốt nhất người tiêu dùng nên mua máy rửa bát nhỏ nhất mà họ cần. Ví dụ, nếu một người tiêu dùng định giặt đồ nhỏ thường xuyên thì một thiết bị nhỏ hơn sẽ phù hợp. Mặt khác, đối với những hộ gia đình lớn hơn, đòi hỏi phải rửa một lúc nhiều bát đĩa thì một thiết bị lớn hơn sẽ thích hợp.

Cài đặt

Nhiệt độ

Thời gian

Sử dụng năng lượng

P2 30 phút

35˚C

0:30

0,72 kWh

P3 Eco - Nửa tải

45˚C

1:55

0,82 kWh

P3 Eco

45˚C

2:31

0,93 kWh

P8 Auto

40˚C - 65˚C

2:34

0,93 kWh

P4 Nhanh chóng và Sạch sẽ

60˚C

0:58

1,23 kWh

P5 Chuyên sâu

70˚C

2:23

1,37 kW

 

Những kết quả này cho thấy rõ ràng rằng các cài đặt bạn chọn có tác động lớn đến việc sử dụng năng lượng của máy rửa bát trên mỗi lần tải . Ví dụ, chỉ cần thay đổi từ 'Quick & Clean' thành 'Eco' sẽ giảm mức tiêu thụ năng lượng (và chi phí) khoảng 25% .

Theo kinh nghiệm của tôi, chế độ Eco cũng hiệu quả như những chế độ khác. Bạn có thể tiết kiệm hơn nữa bằng cách chuyển sang tùy chọn 'nửa tải', tùy chọn này cũng hoạt động tốt. Tải trọng ngắn '30 Min' thậm chí còn tiết kiệm được nhiều hơn, nhưng nó chỉ phù hợp với tải rất nhẹ (và cần phải làm khô tay).

Một kết quả quan trọng khác là mức nhiệt độ quan trọng hơn thời gian thực hiện . Nói chung, cài đặt nhiệt độ càng cao, mức sử dụng năng lượng càng cao. Bạn có thể sử dụng kết quả này làm hướng dẫn sơ bộ để chọn tùy chọn hiệu quả hơn trên máy rửa bát của mình.

Máy rửa bát sử dụng điện theo xếp hạng sao


Tại thời điểm mua hàng, thường rất khó để biết xếp hạng sao này khác với xếp hạng sao khác như thế nào. Với bảng sử dụng trong thế giới thực ở trên, giờ đây chúng ta có thể xem xét xếp hạng sao thực sự có ý nghĩa như thế nào đối với việc sử dụng điện của máy rửa bát. Dữ liệu được hiển thị bên dưới dành cho máy rửa bát '14 vị trí đặt'.

Xếp hạng sao máy rửa bát

Máy rửa bát Sử dụng điện (mỗi tải)

Chi phí hàng năm*

1 sao

1,84 kWh

$ 192

2 sao

1,28 kWh

$ 135

3 sao

0,90 kWh

$ 94

4 sao

0,63 kWh

$ 66

5 sao

0,44 kWh

$ 46

6 sao

0,31 kWh

$ 32

 

Từ những kết quả này, bạn có thể thấy rằng việc chọn xếp hạng sao cao hơn có thể có tác động lớn hơn đến việc sử dụng năng lượng hơn là chỉ thay đổi cài đặt. Tuy nhiên, điều này đi kèm với một cảnh báo lớn: đại đa số máy rửa bát trên thị trường có xu hướng dao động khá chặt chẽ xung quanh phạm vi 3 đến 4 sao. 

Nói cách khác, một thiết bị được đánh giá rất cao có thể chỉ đơn giản là không có sẵn với mức giá phải chăng. Trong trường hợp đó, đặt cược tốt nhất của bạn vẫn là thử với các cài đặt bạn có sẵn và chọn tùy chọn nhiệt độ thấp nhất phù hợp với bạn.

 

Máy rửa bát sử dụng bao nhiêu điện mỗi lần rửa, mỗi tháng, mỗi năm?


Máy rửa bát sử dụng trung bình 1.5 kWh (1.5 số điện) để chạy một khối lượng bát đĩa. Tương ương với khoảng 5.000 vnđ cho mỗi lần chạy. Tính thoáng ra chúng ta cứ tính hẳn là 10.000 mỗi lần rửa bát cho maxping đi bạn nhỉ :).

Mỗi ngày bạn rửa bát bằng máy rửa bát từ 1 - 2 lần là chủ yếu. Tức mỗi ngày mất khoảng 10 - 20.000 mỗi ngày. Một tháng sẽ mất khoảng 300.000 - 600.000 vnđ cho việc rửa bát. Một năm sẽ mất khoảng 3.6 - 7.2 triệu cho tiền điện. Một số tiền cũng không hề nhỏ đúng không :).

Tuy nhiên, bình quân mỗi lần rửa bát với cùng khối lượng của máy rửa bát bạn sẽ mất từ 15 - 20 phút cho việc rửa và tráng bát đĩa. Nếu mỗi ngày bạn rửa bát từ 1 -2 lần. Một tháng bạn sẽ phải rửa 30 - 60 lần. Tức thời gian mất mỗi tháng tối thiểu mất từ 450 phút - 900 phút/tháng (bằng 7.5 - 15 tiếng/tháng, 90 - 120 tiếng/năm); max thì là 600 phút - 1.200 phút (bằng 10 - 20 tiếng/tháng, 120 - 240 tiếng/năm). Đó cũng là một lượng thời gian không hề nhỏ.

Nếu có máy rửa bát thì bạn sẽ không phải làm. Bạn sẽ có nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn. Bạn có nhiều thời gian để chơi với con, chăm lo cho gia đình hay cùng mọi người tận hưởng cuộc sống hơn. Hay bạn có thể có thêm thời gian để làm việc và kiếm được nhiều tiền hơn số tiền phải bỏ ra cho máy rửa bát vậy.

Mỗi người có một góc nhìn. Bạn cứ cân nhắc để chọn lựa cho mình một giải pháp sáng suốt, từ đó nâng cao chất lượng cho cuộc sống bạn nhé :). 

Cách tính toán tiền điện mà máy rửa bát sử dụng


Như chúng tôi đã đề cập ở bên trên, từ công suất chúng ta sẽ tính được điện năng mà máy rửa bát tiêu thụ tùy theo các chế độ và thời gian máy hoạt động. Để biết công suất của máy rửa bát, bạn hãy xem kỹ thông số kỹ thuật của máy hoặc các thông tin trên tem được dán trên thân máy. Thường các loại máy rửa bát mini có công suất từ 700 - 1500w, các loại máy rửa bát thông thường có công suất từ 2000 - 2500 w

Lưu ý: đây là mức công suất mà nhà sản xuất đưa ra, còn thực tế thì tùy vào từng chế độ rửa khác nhau mà mức tiêu thụ điện sẽ khác nhau. Vấn đề này khá phức tạp vì cần chia theo từng chế độ, từng loại máy, do vậy chúng ta sẽ mặc định công suất chung của máy rửa bát ở tất cả các chế độ đều giống nhau để cho dễ tính toán.

Sau khi đã biết công suất của máy rửa bát, chúng ta đã có cơ sở để tính được xem máy rửa bát có tốn điện không và tốn bao nhiêu số điện mỗi tháng. Tùy vào nhu cầu sử dụng, công suất của máy và thời gian rửa mà khả năng tiêu thụ điện của máy rửa bát cũng khác nhau.

Chúng tôi sẽ lấy ví dụ để có thể tính được chuẩn xác hơn cho các bạn dễ hiểu. 

VD:  Để rửa sạch chén bát cho gia đình 4 – 5 người với bữa ăn thông thường, sử dụng một máy rửa bát công suất 900W. Tùy từng chế độ rửa mà thời gian hoàn thành chu trình rửa bát cũng khác nhau. Thông thường thời gian rửa của một chu trình sẽ khoảng 45-60 phút tùy từng hãng máy. 

Căn cứ vào các dữ liệu trên, chúng ta sẽ lấy một số thông tin cần thiết để có thế tính được điện năng tiêu thụ của máy rửa bát một cách tương đối

  • Công suất: 700w
  • Thời gian mỗi lần rửa: 45 phút 

Điện năng tiêu thụ cho mỗi lần rửa = công suất  x thời gian = 700W * 0,75h = 525W ~ 0,5 số điện. 

Ngày rửa 2 lần thì mỗi tháng sẽ tiêu tốn (0,5*2) * 30 = 30 số điện

Nếu các bạn dùng máy rửa bát mini công suất khoảng 700W/h thì mỗi tháng sẽ tiêu tốn khoảng 30 số điện. Giả sử nếu tính giá điện 2.000 vnđ/ 1 số điện. thì 1 tháng bạn sẽ tiêu tốn hết 60 nghìn tiền điện. Tùy vào nhu cầu sử dụng và việc các bạn chọn các chế độ rửa bát khác nhau sẽ khiến mức tiêu thụ điện của máy rửa bát khác nhau. 

Công thức và cách tính trên được Kocher đưa ra để bạn tham khảo là chính, thực tế sử dụng ra sao còn tùy mỗi gia đình.  nên việc máy rửa bát có tốn điện không phải sử dụng thực tế mới có thể biết chính xác được.
 

Cách tiết kiệm điện khi sử dụng máy rửa bát


  • Chọn lựa máy rửa bát của bạn một cách thông minh: hãy tìm kiếm một máy rửa bát có các thông số được chứng nhận và được người dùng đánh giá cao về mức độ tiết kiệm nước và năng lượng. Việc tìm hiểu các thông số của máy rửa bát có thể khiến bạn mất một chút thời gian. Nhưng việc này giúp bạn chọn lựa được một máy rửa bát phù hợp, tối ưu nhất đối với nhu cầu sử dụng của bạn. 
  • Chọn lựa máy có kích thước phù hợp: Máy rửa bát lớn hay nhỏ mà không phù hợp thì đều làm tiêu tốn năng lượng nhiều hơn cần thiết. Máy lớn hơn thường sẽ tiêu tốn nhiều điện cho mỗi lần sử dụng hơn. Nhưng máy quá bé so với nhu cầu thì khiến bạn sử dụng nhiều lần cũng khiến tiêu tốn nhiều tiền điện của bạn hơn đấy. 
  • Làm khô bát đĩa của bạn trong không khí: bạn có thể tiến kiệm điện và tăng hiệu quả bằng cách bỏ qua chu trình sấy khô bằng nhiệt và mở cửa máy rửa bát ngay sau khi kết thúc chu trình rửa để bát đĩa tự khô. Bạn có thể tiết kiệm 15% tổng năng lượng sử dụng của máy rửa bát bằng phương pháp này hoặc sử dụng chu trình sây khô bằng không khí. Tính năng này luân chuyển không khí trong phòng qua máy rửa bát bằng quạt để làm khô bát đĩa.
  • Giữ máy rửa bát sạch sẽ: bộ lọc và cánh tay phun của máy rửa bát có thể bị tắc do cặn bẩn và cặn khoáng theo thời gian. Cần vệ sinh định kỳ để tối đa hoá hiệu suất và hiệu quả hoạt động của máy rửa bát bạn nhé.
  • Giảm nhiệt lượng nước: hầu hết các máy rửa bát hiện đại đều có bộ gia nhiệt tăng áp để làm nóng nước từ bình chứa nước của nhà bạn. Giảm bộ điều nhiệt của bình chưa nước xuống 65 độ giúp tiết kiệm thêm năng lượng mà không ảnh hưởng đến độ sạch. 
  • Đặt máy rửa bát cách xa máy giặt, tủ lạnh: khi bạn đặt các thiết bị này gần nhau sẽ khiến chúng khó thoát khí, thoát nhiệt. Điều này khiến tủ lạnh phải làm việc nhiều hơn, tiêu tốn nhiều điện năng hơn.
  • Chỉ cho mọi người trong nhà cách sử dụng máy rửa bát hiệu quả: bạn có thể là người am hiểu về máy rửa bát sau khi tìm hiểu. Bạn cũng nên chỉ cho mọi người cách sử dụng máy rửa bát tiết kiệm nước, tiết kiệm điện hiệu quả nhé. Đó cũng là một cách để tiết kiệm điện nước hiệu quả và toàn diện đấy :).
  • Thay thế máy rửa bát quá cũ: thông thường máy rửa bát có thể sử dụng trong 10 - 12 năm là phổ biến. Tuy nhiên, công nghệ của máy rửa bát cũng ngày càng phát triển. Loại máy đời mới hơn thường tiết kiệm nước và tiết kiệm điện hơn. Vì vậy, sau 8-10 năm hoặc máy rửa bát bạn đang sử dụng đến thời gian này thì bạn cũng nên cân nhắc bán thanh lý máy rửa bát hiện tại và mua một máy rửa bát mới :). Máy rửa bát mới sẽ tiết kiệm điện và nước hơn. Máy cũ thì bạn bán vẫn được một phần tiền để có thể bù vào tiền mua máy mới với nhiều chức năng, tiết kiệm hơn :).
  • Tránh sử dụng máy rả bát vào các giờ cao điểm: bởi khi tổng công suất điện vào các giờ cao điểm tăng cao có thể khiến các thiết bị khác trong nhà của bạn như điều hoà, tủ lạnh tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Bạn chỉ cần thay đổi khung giờ một chút là sẽ tiết kiệm hơn. Tuy nhiên, nếu bạn ưu tiên tính tiện lợi, nhanh chóng và sẵn sàng mất thêm một chút chi phí cho tiền điện thì điều này cũng không sao cả.


Kocher - Thương hiệu máy rửa bát uy tín hàng đầu Việt Nam!

Hợp tác quốc tế
E.G.O
Mondragon
Euro Kera
Schott ceran
fff
Điện máy xanh
Trần anh
SIÊU THỊ BẾP 365
Đăng ký bản tin
CÔNG TY CỔ PHẦN TEKO VIỆT NAM
Trụ sở:
Khu B, Lô B45-11, LK15 KĐT Geleximco, Lê Trọng Tấn, P.Dương Nội, Q. Hà Đông, Hà Nội

VPĐD Kocher Miền Nam:
Số 20-22, Đường Thạnh Xuân 48, Khu Phố 3, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh

Tổng đài Hỗ trợ & CSKH: 024.3399.6058 
Hotline: 096 96 22 066
Website: http://www.kocher.vn

Nhận khuyến mại mới nhất Click ngay
Nhận khuyến mãi từ Kocher
Bạn muốn là người sớm nhất nhận khuyến mãi từ Kocher